Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách vận dụng những yếu tố biểu cảm một cách sáng tạo vào bài văn nghị luận của mình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:

a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan.

b. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể:

- Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường, lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe (về danh lam thắng cảnh của đất nước truyền thống lịch sử của dân tộc,…).

- Những chuyến tham quan đó sẽ  giúp chúng ta có tinh thần thoải mái hơn, sức khỏe cũng tốt hơn vì có sự vận động cơ bắp, rèn luyện sự dẻo dai; tinh thần sảng khoái, xả tress.

- Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước, với lịch sử.

- Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.

c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.

2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. Các cách đưa yếu tố biểu cảm như sau:

- Gián tiếp: Chỉ những yếu tố đối lập khác.

- Trực tiếp qua các từ và cụm từ "Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!".

b. Luận điểm đã được tác giả liệt kê như sau:

- "Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành".

- "Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người".

- "Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội".

- "Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn"...

c. Đoạn văn đã cho cần thêm vào những từ ngữ biểu cảm để thu hút và gây ấn tượng được với người đọc hơn.

3. Soạn câu 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Chứng minh rằng bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước:

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân loại mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đã để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể không nói đến tác phẩm “Cảnh khuya”, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta đang bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác khi dành cho mình những phút giây thanh thản để hòa mình cùng với thiên nhiên cảnh vật khiến cho ta thật cảm thấy ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy. Giữa khung cảnh đất trời núi rừng hoang sơ nơi đây điều đầu tiên Bác cảm nhận được đó chính là: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Đọc câu thơ ta thấy Bác thật tài tình trong lối so sánh của mình. Tiến suối được cảm nhận bằng thính giác nhưng điều đặc biệt ở đây là tiếng suối ấy lại trong . Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc.

Giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiếng hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiếng người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiếng suối.

Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người.

Nếu như hai câu thơ trên thể hiện được cảm quan của người nghệ sĩ rung động trước cảnh đẹp của đêm trăng thì hai câu thơ sau lại gợi mở ra bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng khi hướng nỗi lo của mình về vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Cảnh khuya tuyệt mĩ nơi núi rừng như càng khắc họa sâu thêm hình ảnh của một con người đang trằn trọc, suy tư.

Đến đây, bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh đã hiện lên sống động trước mắt người đọc, trong không gian đêm khuya nhưng người vẫn chưa thể ngủ mà thao thức khi nghĩ về tương lai của cuộc cách mạng, tương lai tự do, độc lập của tổ quốc. Câu thơ không chỉ gợi ra hình ảnh thật đẹp của vị lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân mà còn thể hiện được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng tuyệt đẹp.

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh tái hiện một cách chân thực và sống động bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và phía sau bức tranh ấy chính là bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng.Qua những suy tư, trăn trở ta lại thấy được vẻ đẹp tâm hồn của một con người hết lòng vì nước, vì dân.

(Sưu tầm)
Ngày:11/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM