Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự Ngữ văn 10 siêu ngắn
Nội dung bài soạn dưới đây sẽ cung cấp cho các em những ý chính để các em có thể tiến hành lập dàn ý bài văn tự sự. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng kể lại, viết bài văn tự sự về một mẩu truyện ngắn hay nào đó. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
- Trong văn bản nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, thai nghén truyện ngắn Rừng xà nu. Qua lời kể của Nguyên Ngọc, ta có thể rút ra quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện như sau:
+ Suy nghĩ về cách đặt tên nhân vật: Đề hay Tnú.
+ Hình thành ý tưởng về một hình tượng gợi dẫn xuyên suốt truyện: bắt đầu và kết thúc bằng cảnh rừng xà nu.
+ Dự kiến, tưởng tượng về diễn biến truyện, quan hệ giữa các nhân vật; tình yêu của Dít với Tnú; chi tiết chính làm bùng nổ tính cách nhân vật: vợ và con bị đánh chết ngay trước mắt Tnú; sự xuất hiện tất yếu của các nhân vật khác (ông cụ Mết - cội nguồn, bé Heng – tương lai kế tiếp) và những chi tiết đặc sắc diễn ra theo mạch kể.
+ Hình dung, không gian, thời gian nghệ thuật của truyện: truyện một đời được kể trong một đêm.
2. Soạn câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
- Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.
3. Soạn câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
Nhan đề của hai câu chuyện có thể là:
- Chị Dậu phá kho thóc Nhật (đề 1):
+ Mở bài: Rời nhà tên quan cụ, trong lòng tràn đầy căm phẫn nhưng phân vân không biết phải làm gì, may mắn thay chị Dậu gặp được một cán bộ Cách mạng.
+ Thân bài:
- Tinh thần giác ngộ của quần chúng ngày một dâng cao...
- Bọn Nhật càng xiết chặt sự áp bức...
- Trước cảnh người chết đói đầy đường, lãnh đạo cách mạng quyết định phát động quần chúng phá kho thóc của Nhật.
+ Kết bài:
- Hành động của chị Dậu đã có phương hướng...
- Chị là tấm gương tiêu biểu của người lao động tự cứu mình...
- Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ (đề 2):
+ Mở bài: Lòng căm hận bọn người giàu có thống trị sâu sắc đến mức, chị Dậu quyết định gia nhập đội ngũ cách mạng. Chị cảm nhận việc nuôi giấu cán bộ.
+ Thân bài:
- Nhiều lần địch càn quét vẫn không tìm ra tung tích cán bộ.
- Cho đến khi có kẻ chỉ điểm, bọn chúng bắt chị Dậu tra tấn dã man.
+ Kết bài: Nhờ giác ngộ lí tưởng cách mạng, chị Dậu trở thành người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận đấu tranh giải phóng đất nước...
4. Soạn câu 4 trang 46 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
Các bước lập dàn ý diễn ra theo trật tự như sau:
- Chọn đề tài sẽ viết.
- Xác định chủ đề cho câu chuyện hoặc một truyện ngắn nào đó.
- Dự kiến cốt truyện: từ đề tài, chủ đề, phác ra những nét chính của cốt truyện, xây dựng các nhân vật chính, nhân vật phụ, tưởng tượng và gắn kết các sự việc chính. Thêm những yếu tố sáng tạo cho bài viết thêm sinh động, phong phú.
- Lập dàn ý theo ba phần theo cấu trúc của một bài văn bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài. Khi lập dàn ý cần chú ý đến khung cảnh thiên nhiên xung quanh, tâm lí nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật với nhau.
5. Soạn câu 1 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
- Nam vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi.
- Sau khi chuyển đến nơi ở mới ở Thành phố Hồ Chí Minh cách rất xa bố mẹ thì Minh đã bị ảnh hưởng cuộc sống tại đó: ăn chơi, đua đòi.
- Trong một lần bị bạn bè rủ rê nên đã tham gia tụ tập đánh nhau, bỏ học đi chơi, uống rượu, bia…
- Nam ân hận, buồn chán không có ai để tâm sự, không muốn đến trường học nữa.
- Nam được thầy cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ và đã có sự thay đổi.
- Nam cố gắng vươn lên và trở thành con người xưa, một học sinh chăm ngoan, học giỏi và lễ phép với cha mẹ.
6. Soạn câu 2 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn
- Mở bài:
+ Minh và An gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.
+ Câu chuyện diễn ra khi trên lớp xảy ra liên tiếp các vụ mất tiền.
- Thân bài:
+ Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm hiểu thấy nguyên do (trong đó Minh là người mất nhiều tiền nhất).
+ Không khí lớp trở nên căng thẳng, mọi người đều nghi ngờ cho nhau.
+ Mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
+ Minh ghi ngờ tất cả mọi người trong đó có An. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.
+ Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm là một học sinh lớp khác.
- Kết bài:
+ Không khí lớp trở lại bình thường.
+ Minh xin lỗi An. Họ lại thân thiết như xưa.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam siêu ngắn
- doc Soạn bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ siêu ngắn
- doc Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam siêu ngắn
- doc Soạn bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tt siêu ngắn
- doc Soạn bài Văn bản Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) siêu ngắn
- doc Soạn bài Văn bản (tt) Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) siêu ngắn
- doc Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Uy-lít-xơ trở về Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lời tiễn dặn Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Cảnh ngày hè Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Khe chim kêu Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn