Soạn bài Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11 tóm tắt
“Tiếng nước tôi” ở đây chính là tiếng mẹ đẻ, tiếng của quốc gia mình. Có thể nói tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên mà con người được học khi chào đời và là ngôn ngữ sẽ theo mỗi con người đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Mời các em cùng tham khảo nhé.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Nguyễn An Ninh đã phê phán những kiểu học đòi chạy theo "Tây hoá" trong các việc:
-
"Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình", bởi họ cho đó là "một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc".
-
Nhiều người khác lại bắt chước những "kiểu kiến trúc và trang trí lai căng" của phương Tây.
=> "Nhiều người An Nam bị Tây hoá tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương"
2. Soạn câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Theo tác giả "Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị" Bởi ngôn ngữ là một trong những bản sắc văn hóa vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, mất đi tiếng nói tức là mất đi phần bản sắc vô cùng quan trọng ấy, mất đi dân tộc, giống nòi.
3. Soạn câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Để khẳng định rằng tiếng “nước mình” không nghèo nàn, tác giả căn cứ vào:
-
Vốn ngôn ngữ được thể hiện trong tác phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn Du vô cùng phong phú cả về phần hình thức lẫn nội dung, từ số lượng từ đến sự biểu đạt của một từ.
-
Đưa ra câu hỏi: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?" khi mà Trung Hoa là một quốc gia có nền văn hóa, văn học và cả ngôn ngữ vô cùng phong phú nhưng người Việt vẫn có thể dịch những tác phẩm nổi tiếng của Trung Hoa ra ta mà vẫn biểu đạt đầy đủ ý nghĩa của bản gốc. Tiếng An Nam đã làm được như vậy thì theo tác giả, không có lí gì để chúng ta không thể viết được những tác phẩm tương tự.
-
Khẳng định rằng: "Ớ An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điêu gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy nhữníĩ từ để nói ra".
4. Soạn câu 4 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình:
-
Nguyễn An Ninh phê phán những kẻ học đòi Tây học nhưng không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài.
-
Theo ông, muốn nước mình độc lập, thì phải hiểu nước ngoài mà muốn hiểu được họ thì trước hết phải nắm được ngôn ngữ của họ.
-
Sự hòa hợp là vô cùng quan trọng: “sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình".
5. Soạn câu 5 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Quan niệm của Nguyễn An Ninh: nếu chúng ta hãn diện và làm giàu vốn văn hóa, làm cho văn hóa phát triển vững mạnh thì viêc đôc lâp là chờ thời gian. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì quan điểm này là hoàn toàn đúng.
-
Bởi để giải phóng một quốc gia đang lệ thuộc, không chỉ có việc giữ gìn và làm phong phú văn hóa hay tiếng nói mà còn cần những cuộc cách mạng, đấu tranh vũ trang để triệt để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Nghĩa của câu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vội vàng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tôi yêu em Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài: Đọc thêm Bài thơ số 28 Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 tóm tắt