Soạn bài Đi đường Ngữ văn 8 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hiểu được những bài học triết lí được thể hiện trong bài thơ "Đi đường". Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Đi đường Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 40 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Kết cấu bài thơ: Kết cấu của một bài thơ Tứ tuyệt Đường luật:

- Khai: Cho chúng ta biết hoàn cảnh của Bác, sự gian lao của việc đi đường.

- Thừa: Sự gian lao ấy cụ thể, đó chính là núi cao trập trùng.

- Chuyển: Khi vượt qua mọi gian lao, chúng ta sẽ được đứng ở vị trí cao nhất.

- Hợp: Tất cả được cân bằng, vượt qua khó khăn chính là thành quả.

=> Kết cấu đặc sắc.

2. Soạn câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, biện pháp này được sử dụng trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san - trùng san - trùng san gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài.

3. Soạn câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Phân tích câu thơ thứ 2 và câu 4:

- Câu thơ thứ hai như một điệp khúc nói về những vất vả và khó khăn liên tiếp, chồng chất của người đi đường -> gợi suy nghĩ về nỗi vất vả của người chiến sĩ.

- Hai câu thơ mang đến cho người đọc những triết lí sâu sắc cùng với những bài học ý nghĩa.

4. Soạn câu 4 trang 40 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- "Đi đường" là một bài thơ không phải tự sự mà nội dung hướng đến những triết lí sâu sắc cho người đọc, tác giả đã mượn chuyện đi đường nhưng để gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu xa. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM