Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm các thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích hai thành phần này trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Thành phần gọi - đáp

1.1. Soạn câu 1 trang 31 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Trong các từ ngữ in đậm ở đoạn trích, từ "Này" dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.

1.2. Soạn câu 2 trang 31 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Nhìn chung những từ ngữ in đậm có trong những ngữ liệu đã cho có đặc điểm là dùng để gọi người khác hay đó có thể là đáp lời gọi của người khác và chúng không nằm trong sự việc được diễn đạt.

1.3. Soạn câu 3 trang 31 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Trong những từ ngữ in đậm trong những ngữ liệu đã cho chúng ta thấy rằng từ "này" dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

2. Thành phần phụ chú

2.1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Những ngữ liệu đã cho đều có chung một đặc điểm đó là có các từ in đậm trong câu văn, trong những câu văn trên nếu như chúng ta lược bỏ các từ ngữ in đậm trong những ngữ liệu đã cho thì nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi, vì các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào bổ sung ý nghĩa.

2.2. Soạn câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho "đứa con gái đầu lòng”.

2.3. Soạn câu 3 trang 32 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Trong đoạn văn ngắn đã cho chúng ta thấy rất rõ thành phần gọi đáp của chúng, đầu tiên là từ "này" (được dùng để gọi), vâng (được dùng để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.

3.2. Soạn câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống những chung một giàn

-> Trong hai câu thơ trên ý nói đến sự đoàn kết, yêu thương nhau và có sử dụng thành phần gọi - đáp đó là cụm từ "Bầu ơi". Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)

3.3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Liệt kê và nêu tác dụng của những thành phần phụ chú trong các ngữ liệu đã cho:

a. "Kể cả anh" -> bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới.

b. "Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" -> làm sáng tỏ thêm cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này".

c. "Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới" -> bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho từ lớp trẻ.

d.

- "Có ai ngờ" -> bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói.

- "Thương thương quá đi thôi" -> bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật "cô bé nhà bên".

3.4. Soạn câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ, cụm từ ngữ trước đó ở bài tập 3 (luyện tập):

a. "Kể cả anh" -> bổ sung cho "chúng tôi", "mọi người".

b. "Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" -> giải thích thêm cho những "người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa nay bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất".

c. "Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới" -> giải thích cho "lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai".

d. "Có ai ngờ" -> cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi" và "thương thương quá đi thôi" cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi".

3.5. Soạn câu 5 trang 33 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩa của em về việc thanh niên Việt Nam chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới có sử dụng thành phần phụ chú: Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta - thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM