Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách đọc - hiểu và phân tích một bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự của nhà thơ Đỗ Phủ. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nhận xét và phân tích bố cục bài thơ như sau:

- Bài thơ có bố cục bốn phần.

- Có phần dài phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ để linh hoạt trong viêc kể và tả, đồng thời thoải mái bộc lộ cảm xúc của tác giả. Đặc biệt, một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn các câu khác thể hiện sự vút lên của ước mơ.

2. Soạn câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nhận xét các phương thức biểu đạt:

- Tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn, linh động các phương thức biểu đạt.

- Tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn hai phương thức biểu đạt là tự sự và miêu tả.

- Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

3. Soạn câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn.

- Nỗi khổ vì cảnh khèo đói đeo bám.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc.

=> Cái nghèo cái khổ đến dồn dập khiến Đỗ Phủ chua xót bất lực: Đêm dài ướt át sao cho trót. Tất cả những nỗi khổ ấy được tác giả miêu tả sinh động khúc chiết với những nét điểm xuyết: từ trải cơn loạn ít ngủ nghê đã làm nỗi khổ như được nhân lên gấp bội.

4. Soạn câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nhà thơ đã thể hiện lòng vị tha cùng đức hi sinh cao cả, thà mình chết rét để đổi lại cuộc sống tốt đẹp cho bao người dân khác.

- Nhà thơ mơ ước có được nhà rộng muôn gian vững chãi che mưa che gió cho kẻ sĩ trong thiên hạ, thể hiện tâm hồn cao đẹp và vĩ đại của Đỗ Phủ.

- Để viết những dòng thơ “xuất thần” tuyệt vời này, Đỗ Phủ vượt lên trên nỗi đau khổ, nghèo túng của chính bản thân mình.

5. Soạn câu luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung chính:

- Tinh thần hi sinh cao cả, nghĩ cho người khác, không quan tâm chính mình.

- Đỗ Phủ đã nói lên nỗi thống khổ của lớp người dân nghèo. Qua đó đã lên án, tố cáo hiện thực xã hội đen tối, cảm thông, xót thương, lo lắng cho những kiếp người bất hạnh.

- Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM