Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Sa hành đoản ca) dưới đây sẽ giúp các em bước đầu có những kiến thức cơ bản về bài học, để từ đó các em đi vào phân tích tác phẩm dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Bãi cát hiện ra là một bãi cát mênh mông, dài bất tận, bãi cát đó vừa mang hình ảnh tả thực vừa mang hình ảnh biểu tượng: Tả thực, đó là bãi cát rất nóng, khắc nghiệt nhưng đẹp, đây chính là hình ảnh bãi cát thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. Hình ảnh biểu tượng: Chính là ẩn dụ cho con đường danh lợi đầy chông gai, nguy hiểm, khó khăn mà mọi người đi đến.

- Hình ảnh con người đi trên bãi cát vô cùng nhỏ bé, vất vả, khó nhọc, đến khi mặt trời lặn vẫn còn đi, nước mắt thì lã chã rơi mà vẫn đi trong khó nhọc.

=> Hình ảnh con người đi trong những bãi cát dài nhằm nhấn mạnh sự chán ghét của tác giả về quá trình lập công danh, nỗi đau xót cho tác giả trên con đường công danh không có lối thoát mà mọi người đang hướng đến.

2. Soạn câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

       "Không học được tiên ông phép ngủ

       Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

       Xưa nay, phường danh lợi,

       Tất cả trên đường đời.

       Đầu gió hơi men thơm quán rượu

       Người say vô số, tỉnh bao người?".

- Đoạn thơ trên đã mang đến cho chúng ta thấy được hành trình đến công danh ra sao, và hành trình công danh đó mang lại những cám dỗ đối với con người như thế nào, con người có thể bị đắm chìm trong sự cám dỗ của công danh, không còn nhận ra đúng sai, chân lí nữa. Từ đó, qua đoạn thơ này tác giả muốn nhắn nhủ đến với mọi người cần phải thoát khỏi cái công danh vô nghĩa ấy.

3. Soạn câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Cao Bá Quát không mong chờ công danh, ghét bỏ việc lập công danh cho bản thân, nó giống như việc ông đi trên một bãi cát đầy mệt mỏi và chán nản. Qua đó, chứng tỏ ông đã nhận ra việc học hành thi cử theo lối cũ là không có ích.

4. Soạn câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau chúng ta sẽ thấy rất rõ trong bài thơ: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Cách ngắt nhịp có thể là 2/3 (trường sa/ phục sường sa), là 3/5 (quân bất học/ tiên gia mĩ thụy ông), là 4/3 (phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu). Câu cuối cùng không có cặp đối.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nếu như Nguyễn Công Trứ hướng đến công danh, cả đời mong muốn có công danh, thành công lớn lao để giúp nước, giúp đời thì Cao Bá Quát lại khác, Cao Bá Quát sợ hãi công danh, ông không mong chờ nó, đối với ông công danh như một nỗi ám ảnh không có lối ra, bài "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Sa hành đoản ca) là minh chứng rõ nhất. Cao Bá Quát không màng danh lợi cho nên ông chán ghét việc học hành, văn chương, thi cử để lập công danh cho bản thân. Ông có khát vọng lớn lao hơn đó là giúp cho đất nước, do đó ông đã tham gia khởi nghĩa chống lại nhà Nguyên.

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM