Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Từ đó, các em sẽ biết cách viết một bài đưa tin trên báo tường. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11

1. Ngôn ngữ báo chí

1.1. Tìm hiểu một số thể loại về văn bản báo chí

- Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc.

-> Thường theo một khuôn mẫu:Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

- Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

- Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

- Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc...

1.2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

- Báo chí có nhiều thể loại. Ngoài các thể loại tiêu biểu còn có nhwungx thể loại khác như: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến,...

- Có thể phân loại dựa trên những tiêu chí như sau:

+ Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử.

+ Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng (nguyệt báo,...).

+ Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại...

+ Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động...

- Ngôn ngữ báo chí: là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

+ Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói.

+ Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử.

+ Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy sưu tầm môt số tiểu phẩm ngắn hài hước.

Gợi ý trả lời:

- Tiểu phẩm 1:

NGƯỜI VỢ KHÔNG BIẾT ĐIỀU

Ra quán cà phê, thấy Tèo ngồi lẩm bẩm uất ức:

- Phụ nữ thật là không biết điều!

Tý thắc mắc:

- Ông nghĩ sao mà nói vậy? Tôi thấy phụ nữ đã hy sinh, chịu nhịn nhục, luôn chăm lo quán xuyến chuyện gia đình chồng con. Nói chung phụ nữ rất dễ thương!

Tèo kể:

- Tháng trước, vợ tôi báo tin sắp được làm mẹ. Tôi tặng cô ấy cả một bó hoa hồng đẹp đầy ý nghĩa.

- Vậy là đúng! – Tý đáp.

Tèo bức xúc:

- Vậy mà hôm qua, tôi báo tin sắp được làm bố một đứa bé nữa. Cô ta lại đập cái xoong vào đầu tôi. Đúng là quá đáng mà!

- !!!

(Theo báo VnExpress, ngày 13 - 4 - 2019)

- Tiểu phẩm 2:

ĐỪNG BAO GIỜ ĐÒI HỎI ĂN XIN

Một người phụ nữ trách người đi ăn xin:

- Trông anh cũng khoẻ mạnh bình thường như bao người khác. Đi xin như vậy mà không ngượng à?

Người ăn xin phẫn nộ đáp:

- Thế thì ý bà muốn tôi phải què chân, cụt tay, đui mù, sứt mẻ chứ gì? Cho được bao nhiêu mà đòi hỏi nhiều thế?

- !!!

(Theo báo VnExpress, ngày 15 - 3 - 2019)

Câu 2: Theo em, để viết một bài phóng sự hay, cần có những yếu tố gì?

Gợi ý trả lời:

- Vấn đề phản ánh mới mẻ, độc đáo, thu hút:

+ Ai cũng biết đề tài hay quyết định đến một nửa giá trị bài báo, điều ấy càng đúng với thể loại phóng sự.

+ Đề tài hay là những đề tài gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi, là những chuyện do phóng viên phát hiện ra mà mọi người ít biết hoặc chưa biết, là những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà bạn đọc quan tâm. Các yếu tố mới, lạ, li kì, hi hữu,…

- Cách thể hiện, nghệ thuật viết sáng tạo:

+ Có những đề tài không mới nhưng vẫn được bạn đọc bởi cách viết hay, cách nhìn, góc nhìn độc đáo khác lạ, mang tính phát hiện, sáng tạo trong cách thể hiện. Người viết chứng tỏ có tay nghề, viết có phong cách ngay từ đầu. 

+ Chi tiết thông thường đóng vai trò như là vật liệu xây dựng làm nên cấu trúc của tác phẩm, chi tiết đắt giá được xem là tiêu biểu hội tụ tư tưởng tác phẩm.

- Kết cấu linh hoạt, đa dạng: Sử dụng nhiều cách trình bày khác nhau kết hợp những bút pháp tả thuật bình đúng lúc, sử dụng nhiều chất liệu sáng tạo đúng chỗ giúp tác phẩm mạch lạc, rõ ràng và độc đáo hơn.

- Giọng điệu sinh động, nhiều sắc thái: Thực chất, ngôn ngữ và cách diễn đạt, lập luận của tác giả cũng là một điều làm cho độc giả thích thú. Khi một tác giả đạt đến một trình độ chuẩn mực thì có thể sử dụng những hình thức chệch chuẩn, chơi chữ, tạo phong cách bằng sử dụng khéo léo ngôn ngữ, pha quyện nhiều lối viết khác nhau.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.

- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu.

- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.

- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ.

- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM