Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích

Để giúp các em học sinh lớp 5 học tập thật tốt môn Toán, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SGK trang 155, 156 bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, cũng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích

1. Giải bài 1 trang 155 SGK Toán 5

Điền dấu >, <, =  vào chỗ chấm: 

8m5dm... 8,05m2                 

8m5dm2 ... 8,5m2                           

8m5dm... 8,005m2                       

7m5dm3 ... 7,005m

7m3 5dm... 7,5m3

2,94dm... 2dm94cm

Phương pháp giải

Đổi số đo ở hai vế về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả.

Hướng dẫn giải

Ta có: 

8m5dm= \(8\dfrac{5}{100}\)m2 = 8,05m

7m5dm3 = \(7\dfrac{5}{1000}\)m3 = 7,005m3         

2dm94cm= \(2\dfrac{94}{1000}\)dm3 = 2,094dm3

Vậy: 

8m5dm= 8,05m2

8m5dm2 < 8,5m2

8m5dm2 > 8,005m2

7m5dm3 = 7,005m3

7m3 5dm3 < 7,5m3

2,94dm> 2dm94cm3

2. Giải bài 2 trang 156 SGK Toán 5

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài \(150m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài. Trung bình cứ \(100m^2\) của thửa ruộng đó thu được \(60kg\) thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc? 

Phương pháp giải

- Tính chiều rộng = chiều dài × \(\dfrac{2}{3}\).

- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.

- So sánh diện tích gấp \(100m^2\) bao nhiêu lần.

- Số ki-lô-gam thóc thu được = \(60kg \;×\) số lần diện tích gấp 100m2 

- Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là tấn, lưu ý rằng 1 tấn = \(1000kg\). 

Hướng dẫn giải

Chiều rộng của thửa ruộng là:

\(150 × \dfrac{2}{3} = 100\;(m)\) 

Diện tích của thửa ruộng là:

\(150 × 100 = 15000\; (m^2)\)

\(15000m^2\) gấp \(100m^2\) số lần là:

\(15000 : 100 = 150\) (lần)

Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là:

\(60 × 150 = 9000\; (kg)\) 

\(9000kg=9\) tấn 

Đáp số: \(9\) tấn

3. Giải bài 3 trang 156 SGK Toán 5

Một bể nước hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi:

a) Trong bể có bao nhiêu lít nước ? (1\(l\) = 1dm3

b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét?

Phương pháp giải

- Tính thể tích của bể = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Tính thể tích nước đang có trong bể = thể tích của bể : 100 × 80.

- Đổi thể tích sang đơn vị đề-xi-mét khối sau đó đổi sang đơn vị lít.

- Tính diện tích đáy bể = chiều dài × chiều rộng. 

- Chiều cao mực nước = thể tích nước trong bể : diện tích đáy.

Hướng dẫn giải

a) Thể tích của bể nước là:

4 × 3 × 2,5 = 30 (m3)

Thể tích nước đang có trong bể là:

30 : 100 × 80 = 24 (m3)

Đổi: 24m3 = 24000dm3 = 24000 lít

b) Diện tích đáy của bể là:

4 × 3 = 12 (m2)

Chiều cao mức nước chứa trong bể là:

24 : 12 = 2 (m)

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM