Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và nâng cao kĩ năng viết một biên bản đúng chuẩn và có đầy đủ những nội dung quan trọng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9

1. Ôn tập lý thuyết

a. Đặc điểm của một biên bản:

- Về nội dung:

+ Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể.

+ Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

+ Thủ tục phải chặt chẽ (ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể).

+ Lời văn ngắn gọn, chính xác chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.

- Về hình thức:

+ Viết đúng theo mẫu quy định.

+ Không trang trí tranh ảnh.

b. Cách viết một biên bản:

- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia (tên biên bản viết chữ in hoa).

- Phần nội dung: Ghi diễn biến và kết quả sự việc.

- Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những hiện vật và văn bản kèm theo (nếu có).

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết biên bản thỏa thuận bồi thường về một vụ tai nạn giao thông.

Gợi ý trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

(V/v bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông)

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...

Tại: ...

Chúng tôi gồm:

1. Bên bồi thường (Bên A): Ông/ Bà ... Sinh năm: ...

Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân: ...

Hộ khẩu thường trú: ...

Chỗ ở hiện tại: ...

2. Bên nhận bồi thường (Bên B): Ông/Bà ... Sinh năm: ...

Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân: ...

Hộ Khẩu thường trú: ...

Chỗ ở hiện tại: ...

3. Người làm chứng 1: Ông/Bà: ... Sinh năm: ...

Hộ khẩu thường trú: ...

Chỗ ở hiện tại: ...

4. Người làm chứng 2: Ông/Bà: ... Sinh năm: ...

Hộ khẩu thường trú: ...

Chỗ ở hiện tại: ...

Vào ngày (trình bày tóm tắt nội dung vụ việc tai nạn giao thông, gồm nội dung chính như: ngày tháng năm xảy ra tai nạn, tại đoạn đường , biển số đăng ký hai bên xe).

Sau khi vụ việc xảy ra thì gia đình bên A đã thăm hỏi, bồi thường, khắc phục hậu quả ...

Đến nay, vụ việc trên đã giải quyết ổn thỏa, đã khắc phục thiệt hại xảy ra. Chúng tôi (bên A và bên B) thống nhất nội dung như sau:

Bên A đồng ý bồi thường cho bên B số tiền là ... (Chín mươi) triệu (bồi thường thiệt hại) theo yêu cầu của bên B.

Sau khi các bên thống nhất ký tên dưới đây, thì bên B không có quyền yêu cầu bồi thường thêm chi phí nào khác từ bên A.

Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người viết biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Câu 2: Theo em, đối với những biên bản khi làm việc thì cần chú ý những yêu cầu gì?

Gợi ý trả lời:

- Khi tiến hành lập biên bản chúng ta cần phải biết cách viết nội dung cho đúng, biên bản về một sự việc thì cần chú trọng đến những thông tin chính xác, khách quan và tuyệt đối không được đánh giá chủ quan hay đưa cảm xúc cá nhân vào biên bản. 

- Phải có chữ ký của người đại diện mỗi bên hoặc từng người tham gia buổi làm việc - để có căn cứ ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.

- Các số liệu, sự kiện, sự việc trình bày trong biên bản làm việc phải cụ thể, chính xác: nêu rõ thời gian, thời điểm thực hiện thỏa thuận...

- Nội dung biên bản trình bày mạch lạc, rõ ràng, có trọng điểm theo trình tự diễn biến của buổi làm việc.

- Ngôn ngữ sử dụng phải dễ hiểu, súc tích, ngắn gọn.

- Tuân thủ các nguyên tắc về nội dung và hình thức của mẫu biên bản làm việc.

- Vào cuối buổi làm việc, người chịu trách nhiệm lập sẽ đọc biên bản làm việc lên để mọi người tham gia cùng nghe và xác nhận lại thông tin. 

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.

- Rèn kĩ năng vận dụng viết được một biên bản sự việc hoặc hội nghị thông thường.

- Giáo dục cho học sinh có thói quen viết văn bản hành chính đúng.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM