Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được hình thức liên kết câu và liên kết đoạn văn. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích các phép liên kết đó. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9

1. Khái niệm liên kết

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về nội dung:

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, liên tưởng, trái nghĩa).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thì quan hệ với câu trước (phép nối).

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng hai phép liên kết trở lên.

Gợi ý trả lời:

Biết ơn là một phẩm chất mà con người cần có. Bởi vì ngay từ khi còn rất nhỏ, ta được cha mẹ, ông bà nuôi nấng chăm sóc, khi đi học lại được thầy cô dạy dỗ kiên thức khoa học và cách làm người. Bên cạnh đó bạn bè cho ta sự giúp đỡ chân tình. Để đáp lại tất cả những điều đó, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ và phải sống chân tình như mọi người đã đối với ta. Đó chính là lòng biết ơn sâu nặng và cách trả ơn tốt nhất của ta cho mọi người, cho cuộc đời này.

-> Phép lặp: "Biết ơn". Phép nối: "Đó chính là".

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép liên kết có trong những ngữ liệu sau đây:

a. Trong một văn bản nào đó tôi không nhớ tên nhưng tôi đã được đọc, văn bản đó nói về một con người rất đáng để ca ngợi. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

b. Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.

c. Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.

Gợi ý trả lời:

a. Trong một văn bản nào đó tôi không nhớ tên nhưng tôi đã được đọc, văn bản đó nói về một con người rất đáng để ca ngợi. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

-> Phép thế: "Anh ta" (vế 2) thế cho cụm từ "Một anh thanh niên" (vế 1)

b. Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.

-> Phép lặp: "Tôi" và "bà".

c. Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.

-> Phép nối: "Nhưng".

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học.

- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết nội dung giữa các câu, các đoạn văn.

- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tao lập văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết trong việc tạo lập văn bản.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM