Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em có thể nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện "Thầy bói xem voi". Từ đó, các em có thể tiến hành viết một bài văn kể tóm tắt truyện "Thầy bói xem voi" một cách sáng tao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

1. Dàn ý kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

a. Mở bài: Giới thiệu về không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

b. Thân bài: Nội dung câu chuyện:

- Có một đoàn voi đi qua làng.

- Trong làng ai cũng có mong muốn được một lần trông thấy con vật đó một lần trong đời.

- Năm ông thầy bói tiến lại gần con voi và bắt đầu sờ, mỗi người đưa ra một ý kiến, không ai chịu ai:

+ Ông thầy thứ nhất: Con voi sun sun như con đỉa.

+ Ông thầy thứ hai: Con voi chần chần như cái đòn càn.

+ Ông thầy thứ ba: Con voi bè bè như cái quạt thóc.

+ Ông thầy thứ tư: Con voi sừng sững như các cột đình.

+ Ông thầy thứ năm: Con voi tua tủa như cái chổi xể cùn.

- Năm ông thầy bói tranh cãi không ai chịu nhường ai đến nỗi đánh nhau suýt sứt đầu mẻ trán.

- Bác trưởng làng thấy vậy bèn tiến đến lại gần can ngăn và giải thích.

c. Kết bài: Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện Thầy bói xem voi.

2. Viết đoạn văn kể tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi

Có năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem hình thù con voi trông như thế nào. Mỗi ông thầy bói xem một bộ phận của con voi. Có ông xem vòi thì bảo voi sun sun như con đỉa. Ông xem ngà lại bảo voi giống đòn càn. Ông xem tai thì liền bảo nó giống cái quạt thóc. Còn ông xem chân thì chắc chắn bảo rằng con voi sừng sừng như cái cột đình. Ông cuối cùng xem đuôi nhất định bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cuối cùng, năm ông cãi nhau, không ông nào chịu ông nào. Kết quả là năm ông đánh nhau tét đầu chảy máu.

3. Viết bài văn kể tóm tắt truyện Thầy bói xem voi

Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để đánh địch, để chê giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện Thầy bói xem voi là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.

Truyện kể về năm ông thầy bói rảnh rỗi, nhân một buổi ế hàng đã góp tiền với nhau để xem hình thù con voi thế nào. Cách xem voi và nhận xét về chúng của các ông thầy bói hết sức đặc biệt. Vì bị mù nên các ông chỉ có thể dựa vào xúc giác để biết con voi hình thù ra sao. Năm người sờ năm bộ phận và mỗi người lại đưa ra những kết luận khác về con voi. Ông thứ nhất thì cho con voi sun sun như con đỉa khi sờ vào vòi; ông thì cho nó chần chẫn như cái đòn càn khi sờ ngà; ông lại phán con voi nó phải bè bè như cái quạt thóc khi sờ tai; ông nghe được lại cãi nó phải như cái cột đình khi sờ vào chân và ông cuối cùng cũng nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình khi cho rằng con voi phải tun tủn như cái chổi sể cùn khi sờ vào đuôi. Mỗi người một ý kiến và họ kiên quyết cho rằng nhận xét của mình là đúng, không ai nhường ai nên đã xảy ra một cuộc hỗn chiến khiến các ông toác đầu, chảy máu. Năm ông thầy bói đã cho những người chứng kiến một trận cười ra nước mắt.

Có thể thấy, mỗi ông đều có một ý kiến khác nhau và nhất định bảo vệ ý kiến của mình, cho rằng hình thù của con voi mà mình sờ thấy là đúng. Không ai chịu nhường ai vì họ đều tận tay sờ con voi, chính vì thế mà một cuộc hỗn chiến đã xảy ra, khiến cho các ông toác đầu chảy máu. Những người chứng kiến tại đó đã có một trận cười ra nước mắt. Tiếng cười ấy vừa thực buồn cười lại vừa mang tính chất mỉa mai, phê phán, chế giễu những ông thầy bói "nói dựa", chỉ sờ được một bộ phận của con voi nhưng đã phán về tổng thể về nó. Trước tiên truyện khuyên nhân dân không nên tin vào bói toán, mê tín. Rồi nêu ra bài học sâu sắc trong cách nhìn nhận sự vật sự việc trong cuộc sống. Khi xem xét bất cứ điều gì chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, bao quát và toàn diện để đánh giá một cách khách quan về đối tượng, sự việc đó. Không nên chỉ nhìn từ một chiều, phiến diện, dẫn đến những nhận thức sai lầm, thiếu đúng đắn. Câu truyện có lời lể ngắn gọn với những hình ảnh so sánh đặc sắc, gần gũi và phù hợp với đối tượng.

Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có cầu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mùa mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan. Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.

Ngày:03/11/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM