Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn 12
Lưu Quang Vũ đã có những đóng góp lớn lao trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kịch nói Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX. Và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của ông đánh dấu chợ nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Để hiểu rõ hơn về bài học Hồn Trương Ba, da hàng thịt. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948-1988) .
- Một tài năng đa dạng: Thơ, văn xuôi,hội họa, kịch
- Kịch là đóng góp đặc sắc nhất của ông.
- Nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại
- Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ
1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.
- Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
b. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
a. Nội dung đối thoại
- Hồn Trương Ba:
+ Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm
+ Bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át, dần dần bị tha hóa
+ Ý thức sâu sắc về sự tha hóa; dằn vặt đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập
+ Khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình và phải nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng.
- Xác hàng thịt:
+ Mang sức mạnh âm u đen tối
+ Khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thỏa hiệp bằng những lí lẽ ti tiện (SGK 145)
+ Khẳng định sự thắng thế của mình ″ chẳng còn cách nào khác nữa đâu- cả hai đã hòa làm một rồi″
b. Hàm ý của màn đối thoại
- Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn, vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa
- Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngư trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch cao quí của con người
2.2. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân
a. Nội dung đối thoại
- Những người thân:
+ Vợ: đau khổ, giàu lòng vị tha nhưng quyết định sẽ bỏ đi
+ Con dâu: thông cảm cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nhưng không giúp được gì.
+ Cháu Gái: phản ứng dữ dội quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của Trương Ba.
- Hồn Trương Ba:
+ Không chỉ bản thân đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người ông thương yêu nhất
+ Nỗi đau khổ tuyệt vọng đã lên đến điểm đỉnh.
b. Quyết định của Hồn Trương Ba
- Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt "chẳng còn cách nào khác…, Không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần".
- Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách.
2.3. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
a. Nội dung đối thoại
- Hồn Trương Ba:
+ Không chấp nhận kiểu sống ″ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo″ muốn được là chính mình một cách trọn vẹn
+ Chỉ ra sai lầm của Đế Thích ″ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết″
+ Kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị, vì đó cũng là một nghịch cảnh khác, cuộc sống đó ″ còn khổ hơn cái chết″
- Đế Thích:
+ Ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba
+ Khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh vì ″thế giới vốn không toàn vẹn″
+ Sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng bị từ chối vì Trương Ba sẽ trở nên ″bơ vơ, lạc lõng, thảm hại...″
+ Chấp nhận yêu cầu của Trương Ba với thắc mắc:″Con người hạ giới các ông thật kì lạ″
b. Quan niệm về sự sống
- Đế Thích: cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người
- Trương Ba: ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống: Sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản- Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi
2.4. Màn kết
- Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt; chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch
- Hóa thân vào cây cỏ, các sự vật thân thương để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu với niềm tin cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.
- Bi kịch mang âm hưởng lạc quan; thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện- cái Đẹp- của cuộc sống đích thực.
3. Tổng kết
- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.
- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.
- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển.
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
4. Luyện tập
Câu 1. Đâu là những thông điệp muôn thuở Lưu Quang Vũ hi vọng được gửi trao, dâng hiến tới cuộc đời ?
Gợi ý làm bài:
- Từ một câu chuyện dân gian, Lưu Quang Vũ cảnh báo về hiện tượng :
+ Con người chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ, sống dung tục, tầm thường.
+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần mới là đáng trọng để bỏ bê những nhu cầu nâng cao đời sống vật chất của con người.
+ Tình trạng sống giả, không dám và cũng không được như bản thân mình của con người. Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ tha hóa.
- Vở kịch gửi gắm thông điệp của tác giả: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Câu 2. Kịch của Lưu Quang Vũ là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở. Vậy đâu là tính thời sự, ý nghĩa phê phán của vở kịch ?
Gợi ý làm bài:
Từ một truyện cổ dân gian Lưu Quang Vũ đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống: Hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới nhưng giá trị tinh thần cao quý.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục...
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc ở: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm.
Tham khảo thêm
- doc Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Nhân vật giao tiếp Ngữ văn 12
- doc Vợ nhặt Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12
- doc Rừng xà nu Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ Ngữ văn 12
- doc Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Một người Hà Nội Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Văn bản: Thuốc Ngữ văn 12
- doc Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Số phận con người Ngữ văn 12
- doc Ông già và biển cả Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12
- doc Phát biểu tự do Ngữ văn 12
- doc Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12
- doc Văn bản tổng kết Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12
- doc Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 12