Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Giải bài tập Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam eLib sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu là lời giải hay, chi tiết và chính xác cho các bài tập trong Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 25. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nâng cao kiến thức của các em học sinh. 

Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 29 Tập bản đồ Địa lí 8

Quan sát kĩ nền móng Tiền Cambri ở hình bên, em hãy cho biết ở giai đoạn đó nước ta chủ yếu là biển hay lục địa. Và có những nền móng cổ nào?

Lược đồ Các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam (phần đất liền)

Phương pháp giải

- Căn cứ vào lược đồ để xác định dạng địa hình ở giai đoạn Tiền Cambri

-  Những nền móng cổ: sông Mã, Việt Bắc,...

Hướng dẫn giải

Quan sát kĩ nền móng Tiền Cambri ta thấy:

- Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta. Khi đó, đại bộ phận lãnh thổ nước ta đang chủ yếu là biển.

- Trong giai đoạn Tiền Cambri lúc đó có những mảng: Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, Pu Hoạt, Kon-tum

2. Giải bài 2 trang 29 Tập bản đồ Địa lí 8

Quan sát kĩ các nền móng Cổ sinh và Trung sinh ở hình bên, em hãy cho biết:

Lược đồ Các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam (phần đất liền)

- Giai đoạn Cổ sinh diễn ra ở những vùng nào

- Giai đoạn Trung sinh diễn ra ở những vùng nào

- Kết quả vận động địa chất của hai giai đoạn này đối với phần đất liền của nước ta.

Phương pháp giải

Cần có kĩ năng quan sát lược đồ để xác định:

- Vùng diễn ra của giai đoạn Cổ sinh, Trung sinh

-  Kết quả vận động địa chất của hai giai đoạn này đối với phần đất liền: thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước

Hướng dẫn giải

- Giai đoạn Cổ sinh diễn ra ở những vùng: Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Đông Nam Bộ.

- Giai đoạn Trung sinh diễn ra ở những vùng: sông Đà.

- Kết quả vận động địa chất của hai giai đoạn này đối với phần đất liền của nước ta: Làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn nước ta đã trở thành đất liền, lãnh thổ được mở rộng và ổn định.

3. Giải bài 3 trang 29 Tập bản đồ Địa lí 8

Quan sát hai hình bên và kết hợp kiến thức bản thân, em hãy cho biết:

- Hình nào thể hiện giai đoạn cuối của Cổ kiến tạo. Giải thích vì sao.

- Hình nào thể hiện giai đoạn Tân kiến tạo. Giải thích vì sao.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo và kĩ năng phân tích hình ảnh để xác định giai đoạn tương ứng của mỗi hình:

- Giai đoạn cuối của Cổ kiến tạo: địa hình bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp 

- Giai đoạn Tân kiến tạo: quá trình nâng cao địa hình, đồi núi được nâng cao và mở rộng

Hướng dẫn giải

- Hình b thể hiện giai đoạn cuối của Cổ kiến tạo. Vì ở giai đoạn cuối của Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.

- Hình a thể hiện giai đoạn Tân kiến tạo. Vì giai đoạn này có những quá trình nâng cao địa hình, đồi núi được nâng cao và mở rộng.

4. Giải bài 4 trang 29 Tập bản đồ Địa lí 8

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất.

Đặc điểm của vận động Tân kiến tạo ở nước ta là: 

☐ Chỉ có vận động nâng lên và sụt lún, không tạo núi.

☐ Làm cho nhiều miền địa hình già của nước ta trẻ lại.

☐ Một số vùng bị sụt lún, sau được sông bồi đắp thành đồng bằng trẻ.

☐ Tất cả các ý trên.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Vận động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho nhiều miền địa hình già của nước ta trẻ lại.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của vận động Tân kiến tạo ở nước ta là: 

☐ Chỉ có vận động nâng lên và sụt lún, không tạo núi.

☒ Làm cho nhiều miền địa hình già của nước ta trẻ lại.

☐ Một số vùng bị sụt lún, sau được sông bồi đắp thành đồng bằng trẻ.

☐ Tất cả các ý trên.

Ngày:17/11/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM