Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Giải bài tập SBT Bài 11: Những chuyển biến về xã hội được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong SBT môn Sử 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 34 SBT Lịch sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Sản xuất phát triển làm cho xã hội có chuyển biến là:
A. Các chiềng, chạ hay làng, bản có nhiều hơn trước, dần hình thành các cụm chiềng, chạ, làng, bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, gọi là bộ lạc.
B. Vai trò, vị trí của người đàn ông ngày càng cao, chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
C. Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là
A. chế độ phụ hệ.
B. chế độ phụ quyền
C. chế độ gia trưởng.
D. chế độ độc quyền.
Câu 3: Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu
A. đá.
B. đồng.
C. gốm.
D. sắt.
Câu 4: Người ta tìm thấy nhiều nhất các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn ở lưu vực các dòng sông như
A. sông Hồng, sông Lô.
B. sông Mã, sông Cả.
C. sông Lô, sông Đà.
D. sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Câu 5: Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hoá Đông Sơn là
A. cuốc đá.
B. lưỡi cày đá.
C. lưỡi cày đồng.
D. lưỡi liềm đồng.
Câu 6: Chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn là
A. người Trung Quốc.
B. người Phù Nam.
C. người Cham-pa.
D. người Lạc Việt.
Câu 7: Chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh là
A. người Phù Nam.
B. người Cham-pa.
C. người Mã Lai.
D. người Ấn Độ.
Câu 8: Chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo là
A. người Phù Nam.
B. người Lạc Việt.
C. người Trung Quốc.
D. người Ấn Độ.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và nội dung chính ở mục 2, mục 3 được trình bày ở trang 33, 34 SGK Lịch sử 6 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ví dụ: Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là chế độ phụ hệ.
Hướng dẫn giải
1.D 2.A 3.B 4.D
5.C 6.D 7.B 8.A
2. Giải bài 2 trang 35 SBT Lịch sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau
1. ☐ Sản xuất phát triển, sự phân công lao động là rất cần thiết. Vào thời kì đầu dựng nước Văn Lang đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
2. ☐ Phụ nữ thường tham gia vào việc chế tác công cụ, bao gồm cả nghề đúc đồng.
3. ☐ Vị trí của đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
4. ☐ Ở các di chỉ thời Văn Lang người ta chưa tìm thấy dấu hiệu của sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.
5. ☐ Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta chỉ tồn tại duy nhất một nền văn hoá phát triển cao là văn hoá Đông Sơn.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung bài 11 SGK Lịch sử 6 về những chuyển biến về xã hội để phân tích và đưa ra lựa chọn đúng, sai cho phù hợp.
Ví dụ: Sản xuất phát triển, sự phân công lao động là rất cần thiết. Vào thời kì đầu dựng nước Văn Lang đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ → Đúng
Hướng dẫn giải
Đúng: 1, 3
Sai: 2, 4, 5
3. Giải bài 3 trang 35 SBT Lịch sử 6
Em hãy nối các ô với nhau theo hàng ngang cho phù hợp.
Phương pháp giải
Xem lại mục 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? được trình bày ở trang 34 SGK Lịch sử 6 để phân tích và hoàn thành bài tập.
Ví dụ: Văn hóa Đông Sơn - Thanh Hóa - Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ...
Hướng dẫn giải
Văn hóa Đông Sơn - Thanh Hóa - Bắc bộ và Bắc Trung Bộ - Văn Lang
Văn hóa Sa Huỳnh - Quảng Ngãi - Nam Trung Bộ - Cham-pa
Văn hóa Ốc Eo - An Giang - Tây Nam Bộ - Phù Nam.
4. Giải bài 4 trang 35 SBT Lịch sử 6
Vì sao khi sản xuất phát triển cần có sự phân công lao động trong xã hội?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 1 được trình bày ở trang 33 SGK Lịch sử 6 để suy luận và giải thích.
- Sản xuất phát triển, nghề nông trồng lúa nước ra đời
- Việc đúc đồng, chế tạo công cụ bằng đồng
→ Làm ruộng, đúc đồng,... đều phải có chuyên môn và kinh nghiệm
Hướng dẫn giải
Khi sản xuất phát triển cần có sự phân công lao động trong xã hội bởi vì:
- Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón...
- Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
→ Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
→ Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.
5. Giải bài 5 trang 36 SBT Lịch sử 6
Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động ở buổi đầu thời đại dựng nước Văn Lang, xã hội có những thay đổi ra sao?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức được trình bày ở mục 2 trang 33 SGK Lịch sử 6 để phân tích và trả lời.
Phân tích sự ổn đinh, phát triển qua việc
- Phát triển dân số
- Sự ra đời các làng, bản, chiềng.
Hướng dẫn giải
Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động, xã hội có những thay đổi như:
- Cuộc sống ổn định hơn, dân số tăng lên, nhiều thị tộc ở một vùng cùng làm cùng hưởng.
- Các làng, bản, chiềng, chạ ra đời. Dân cư nhiều làng, bản sống trong một khu vực lớn, có quan hệ với nhau hợp thành bộ lạc.
6. Giải bài 6 trang 36 SBT Lịch sử 6
Em hiểu thế nào là theo chế độ phụ hệ? Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ?
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức được học và nội dung trình bày ở mục 2 trang 33 SGK Lịch sử 6 để phân tích và trả lời.
Sản xuất phát triển → sự phân công lao động → Người đàn ông gánh vác những công việc nặng nhọc → vai trò người đàn ông tăng.
Hướng dẫn giải
- Chế độ phụ hệ là chế độ mà người cha làm chủ trong gia đình và có vị trí trong xã hội, con cái phải theo họ cha.
- Sản xuất phát triển, kéo theo sự phân công lao động. Người đàn ông gánh vác những công việc nặng nhọc, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất (chế tạo công cụ, đúc đồng,...). Vì vậy, vai trò người cha quan trọng hơn người mẹ. Người đàn ông dần dần trở thành người chủ gia đình, chủ thị tộc → Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.
7. Giải bài 7 trang 36 SBT Lịch sử 6
Hiện tượng nhiều ngôi mộ thời kì Văn Lang không có gì chôn theo, nhưng lại có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức chứng tỏ điều gì?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức được trình bày ở mục 2 trang 33 SGK Lịch sử 6 để phân tích và đưa ra câu trả lời.
- Tín ngưỡng tôn giáo
- Phân biệt xã hội.
Hướng dẫn giải
Hiện tượng nhiều ngôi mộ thời kì Văn Lang không có gì chôn theo, nhưng lại có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức chứng tỏ:
- Thể hiện quan niệm tín ngưỡng của người xưa.
- Chứng tỏ sự phân hoá giàu - nghèo đã diễn ra ở thời kì này, nhưng người nghèo nhiều, người giàu ít.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và II
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc