Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 20 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc

1. Giải bài 1 trang 90 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Người lập ra một triều đại mới, với sự ủng hộ của cao tăng Phật giáo là

A. Hồ Quý Ly.                          

B. Mạc Đăng Dung.                 

C. Lý Công Uẩn.

D. Lê Hoàn.

2. Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý - Trần là

A. Nho giáo.                

B. Phật giáo.                

C. Đạo giáo.

D. Hinđu giáo.

3. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời

A. Lý - Trần - Hồ.                     

B. Đinh - Tiền Lê - Lý.               

C. Lý - Trần

D. Lý - Trần - Lê

4. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn bắt đầu từ

A. cuối thế kỉ XI                      

B. thời Lê sơ.                          

C. cuối thời Hồ

D. cuối thế kỉ XIV.

5. Năm 1075, Nhà nước đã tổ chức

A. khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Thăng Long.

B. hội chợ tại kinh thành Thăng Long.

C. hội thi võ để tuyển mộ nhân tài sung vào quân đội.

D. hội thi thơ.

6. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ nhằm

A. ghi lại bài thi của người đỗ đạt trong khoa cử để nhân dân đọc.                                  

B. đề cao vai trò của người đứng đầu nhà nước trong chính sách giáo dục.

C. tôn vinh những người đỗ đạt, thể hiện sự coi trọng giáo dục, trọng dụng nhân tài.                                   

D. coi trọng lễ nghĩa với những người có học vấn trong xã hội.

7. Ý không phải biểu hiện sự phát triển của Phật giáo thời Lý - Trần là

A. khắp nơi trong nước, đâu đâu cũng có chùa.

B. vua quan cũng theo đạo Phật, nhiều người góp tiến đúc chuông, tô tượng, xây dựng chùa.

C. nhà sư được triều đình tôn trọng, đôi khi tham dự việc triều chính

D. giáo lí đạo Phật trở thành hệ tư tưởng chính thống.

8. Năm 1057, một công trình Phật giáo nổi tiếng được xây dựng, đó là

A. chùa Phật Tích.                         

B. chùa Một Cột.                           

C. chùa Keo.

D. tháp Báo Thiên.

9. Tác phẩm Bạch Đằng giang phú là của

A. Lý Tử Tấn

B. Trương Hán Siêu.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Văn Hưu.

10. Lê Văn Hưu được tôn vinh là “ông tổ của ngành sử học Việt Nam” vì

A. ông giữ chức sử quan đầu tiên của nhà Trần, có nhiệm vụ ghi chép sử.

B. ông là tác giả cuốn Đại Việt sử kí - tác phẩm sử học thành văn đầu tiên của nước ta.

C. ông là người đứng đầu cơ quan ghi chép sử của nhà Trần.

D. ông là người đưa ra phương pháp ghi chép sử rất khoa học.

11. Cuốn sách về lịch sử do Nguyễn Trãi biên soạn có tên gọi là

A. Lê Hoàn.

B. Lê Văn Hưu.

C. Ức Trai thi tập.

D. Quân trung từ mệnh tập

12. Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật điêu khắc thời Lý - Trần là

A. hình tượng rồng, hoa sen, lá đề...

B. chân dung các vị vua, hoàng tử, công chúa...

C. cảnh sinh hoạt, lễ hội

D. các chiến binh, các loại vũ khí và cảnh chiến trận.

Phương pháp giải

Từ các sự kiện và dựa vào nội dung mục 1 tư tưởng, tôn giáo, Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1C           2B              3C              4B

5A            6C             7D               8A

9B            10B           11D            12A

2. Giải bài 2 trang 92 SBT Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước các thông tin đúng về sự phát triển của giáo dục thời Lý, Trần, Lê sơ.

☐ Năm 1070, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Thăng Long.

☐ Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông.

☐ Thời Trần, giáo dục Nho học được đề cao do phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua con đường thi cử.

☐ Ban đầu, Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho con vua và con em hàng ngũ quý tộc, quan lại.

☐ Giáo dục Nho học phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật của đất nước.

☐ Sự phát triển của giáo dục Nho học góp phần củng cố vị trí của Nho giáo thời Lê sơ.

☐ Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành chặt chẽ, cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hội.

☐ Năm 1484, nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Năm 1070, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Thăng Long.

Đ Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông

Đ Thời Trần, giáo dục Nho học được đề cao do phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua con đường thi cử.

Đ Ban đầu, Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho con vua và con em hàng ngũ quý tộc, quan lại.

Giáo dục Nho học phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật của đất nước.

Đ Sự phát triển của giáo dục Nho học góp phần củng cố vị trí của Nho giáo thời Lê sơ.

Đ Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành chặt chẽ, cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hội.

Đ Năm 1484, nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ.

3. Giải bài 3 trang 92 SBT Lịch sử 10

Sự phát triển của Phật giáo thời Lý - Trần được biểu hiện như thế nào? Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý - Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển được?

- Biểu hiện: ...

- Giải thích: ...

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học tại mục 1. Tư tưởng, tôn giáo được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Sự phát triển của Phật giáo thời Lý - Trần được biểu hiện:

- Thế kỷ X - XIV, Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông. Trong nhân dân đạo Phật giữ vị trí quan trọng và phổ biến.

- Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc được tham gia bàn việc nước. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Một vị quan nhà Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một” hoặc “chỗ nào có người ở đều có chùa Phật”

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm, những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với truyền thống của người Việt nên được tiếp thu và phổ biến rộng rãi, dần dần có ảnh hưởng kín trong xã hội. Các nhà sư có vị thế cao và có nhiều đóng góp cho đất nước.

- Thời Lý, Trần các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước. Vua quan và nhiều người theo đạo Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi.

- Đến thời Lê sơ:

+ Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

+ Nhà nước phong kiến đã ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

4. Giải bài 4 trang 93 SBT Lịch sử 10

Hoàn thành bảng hệ thống các thành tựu tiêu biểu về khoa học - kĩ thuật ở nước ta trong các thế kỉ X - XV. 

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

5. Giải bài 5 trang 93 SBT Lịch sử 10

Trình bày tóm lược về sự phát triển của giáo dục thời Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần, Hồ, Lê sơ và nêu nhận xét.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Sự phát triển của giáo dục thời Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần, Hồ, Lê sơ:  

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

Nhận xét: 

- Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

- Chỉ phát triển giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

6. Giải bài 6 trang 94 SBT Lịch sử 10

Sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn trong thời kì này nói lên điều gì?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn trong thời kì này cho thấy:

- Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý - Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.

→ Điều này thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm phong phú của nhân dân.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM