Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 26: Clo
Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 9 SBT Chương 3 Bài 26 được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình Hóa học 9 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 26.1 trang 31 SBT Hóa học 9
2. Giải bài 26.2 trang 31 SBT Hóa học 9
3. Giải bài 26.3 trang 31 SBT Hóa học 9
4. Giải bài 26.4 trang 31 SBT Hóa học 9
5. Giải bài 26.5 trang 31 SBT Hóa học 9
6. Giải bài 26.6 trang 32 SBT Hóa học 9
7. Giải bài 26.7 trang 32 SBT Hóa học 9
8. Giải bài 26.8 trang 32 SBT Hóa học 9
9. Giải bài 26.9 trang 32 SBT Hóa học 9
10. Giải bài 26.10 trang 32 SBT Hóa học 9
11. Giải bài 26.11 trang 32 SBT Hóa học 9
12. Giải bài 26.12 trang 32 SBT Hóa học 9
13. Giải bài 26.13 trang 32 SBT Hóa học 9
14. Giải bài 26.14 trang 32 SBT Hóa học 9
1. Giải bài 26.1 trang 31 SBT Hóa học 9
Trong các phản ứng hoá học, clo
A. chỉ thể hiện tính khử
B. chỉ thể hiện tính oxi hoá
C. không thể hiện tính oxi hoá
D. thể hiện tính oxi hoá và tính khử
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
Trong các phản ứng hoá học, clo thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
→ Đáp án D
2. Giải bài 26.2 trang 31 SBT Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá chất nào sau đây ?
A. NaCl
B. KMnO4
C. KClO3
D. HCl.
Phương pháp giải
Xem lại cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm
Hướng dẫn giải
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi HCl
→ Đáp án D
3. Giải bài 26.3 trang 31 SBT Hóa học 9
Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh ? Cho thí dụ minh họa.
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
- Clo tác dụng với hầu hết các kim loại.
Thí dụ: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
- Clo tác dụng với hiđro (khi chiếu sáng hoặc đốt nóng) tạo thành hiđro clorua.
4. Giải bài 26.4 trang 31 SBT Hóa học 9
Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có).
KClO3 to → A + B
A + H2O → D + E + F
D + E → KCl + KClO + H2O
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
2KClO3 to→ 2KCl + 3O2
2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
5. Giải bài 26.5 trang 31 SBT Hóa học 9
Hình vẽ 3.1 mô tả phản ứng của khí hiđro cháy trong khí clo. Em hãy cho biết giấy quỳ tím ẩm có đổi màu không ? Tại sao ?
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ vì
Cl2 + H2 → 2HCl
Khí HCl gặp nước thành dung dịch axit nên làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
6. Giải bài 26.6 trang 32 SBT Hóa học 9
Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: H2O, dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3. Không dùng hoá chất nào khác, hãy nhận biết từng chất (được dùng phương pháp vật lí).
Phương pháp giải
Lập bảng, nhận biết dựa vào các hiện tượng để nhận biết các chất.
Hướng dẫn giải
- Lấy mỗi dung dịch một ít, sau đó đổ vào nhau từng cặp một, cặp nào thấy bọt khí nổi lên thì cặp đó là HCl và Na2CO3, còn cặp kia là H2O và NaCl.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
- Như vậy có hai nhóm : nhóm 1 gồm H2O và dung dịch NaCl, nhóm 2 gồm dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl.
- Đun đến cạn 2 cốc nhóm 1: cốc không có cặn là H2O, cốc có cặn là muối NaCl.
- Đun đến cạn 2 cốc nhóm 2: cốc không có cặn là HCl, cốc có cặn là muối Na2CO3.
7. Giải bài 26.7 trang 32 SBT Hóa học 9
Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo ?
A. NaCl
B. NaOH
C. CaCO3
D. HCl
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
Ta có: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
→ Đáp án cần chọn là B.
8. Giải bài 26.8 trang 32 SBT Hóa học 9
Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối của kim loại có hoá trị I. Hãy xác định tên của kim loại.
Phương pháp giải
Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
Gọi kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại là M.
Phương trình hoá học:
2M + Cl2 → 2MCl
Ta có: 9,2 x 2(M + 35,5) = 2M x 23,4
→ 653,2 = 28,4M
→ M = 23.
Vậy kim loại M là kim loại natri (Na)
9. Giải bài 26.9 trang 32 SBT Hóa học 9
Cho 5,6 gam bột sắt vào bình khí clo có dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Tính khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng.
Phương pháp giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Hướng dẫn giải
Phương trình hoá học: 2Fe + 3Cl2 to→ FeCl3
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mFe + mCl2 = mFeCl3
→ mCl2 = mFeCl3 - mFe = 16,25 - 5,6 = 10,65g
Vậy khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng là 10,65g
10. Giải bài 26.10 trang 32 SBT Hóa học 9
Cho 12,7 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 9 gam một chất kết tủa. Công thức hoá học của muối là
A. FeCl3
B. FeCl2
C. FeCl
D. FeCl4
Phương pháp giải
Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất là x. Viết phương trình hóa học và tìm x.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức của muối là FeClx (x là hóa trị của kim loại Fe).
Phương trình hóa học:
FeClx + xNaOH → Fe(OH)x + xNaCl
(56+35,5x)gam (56+17x)gam
12,7 gam 9 gam
Ta có tỷ lệ:
\(\frac{{\left( {56 + 35,5x} \right)}}{{12,7}} = \frac{{(56 + 17x)}}{9} \to x = 2\)
→ Công thức của muối là FeCl2
Vậy đáp án cần chọn là B.
11. Giải bài 26.11 trang 32 SBT Hóa học 9
Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
Cl2 + A → B
B + Fe → C + H2
C + E → F + NaCl
F + B → C + H2O
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của clo
Hướng dẫn giải
Cl2 + H2 → 2HCl
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + 2HCl
12. Giải bài 26.12 trang 32 SBT Hóa học 9
Qua hình vẽ 3.2, em hãy cho biết mức độ phản ứng giữa clo và hiđro.
Phương pháp giải
Dựa vào hình vẽ và tính chất hóa học của clo để bình luận.
Hướng dẫn giải
Qua hình vẽ ta nhận thấy khi có ánh sáng (băng Mg cháy), Cl2 phản ứng rất mạnh với H2 nên nắp bình bị bật ra.
13. Giải bài 26.13 trang 32 SBT Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất sau: Dung dịch HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H2O.
Để điều chế clo, em có thể dùng những hoá chất nào ? Viết các phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Xem lại cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm
Hướng dẫn giải
4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2
16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2 + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
14. Giải bài 26.14 trang 32 SBT Hóa học 9
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
H2 + A → B
B + MnO2 → A + C + D
A + C → B + E
Phương pháp giải
Xem lại tính chất của clo và cách điều chế clo.
Hướng dẫn giải
H2 + Cl2 → 2HCl
4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2
Cl2 + H2O → HCl + HClO
15. Giải bài 26.15 trang 33 SBT Hóa học 9
a) Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
MnO2 → Cl2 → FeCl3 → NaCl → Cl2 → CuCl2 → AgCl
b) Nêu cách tách khí Cl2 ra khỏi hỗn hợp: Cl2 có lẫn N2 và H2.
Phương pháp giải
a. Hoàn thành chuỗi phương trình hóa học dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất đã biết.
b. Dựa vào tính chất riêng biệt để tách clo ra khỏi hỗn hợp khí.
Hướng dẫn giải
a)
(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
(5) Cl2 + Cu → CuCl2
(6) CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + CuCO3
b) Dần khí H2 dư vào hỗn hợp, rồi đưa ra ánh sáng, sau một thời gian cho hỗn hợp khí qua nước, ta được dung dịch HCl (N2 không tác dụng với H2 ở điều kiện thường). Cho dung dịch HCl tác dụng với MnO2 thu được khí Cl2.
16. Giải bài 26.16 trang 33 SBT Hóa học 9
Có các chất: KMnO4, MnO2, HCl.
a) Nếu khối lượng các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ?
b) Nếu số mol KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ?
Phương pháp giải
Xem lại các phương trình hóa học mô tả phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Tính toán theo phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a)
4HCl + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2
1 mol MnO2 → 1 mol Cl2
a/87 mol MnO2 → a/87 mol Cl2
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
2 mol KMnO4 → 5 mol Cl2
a/158 mol KMnO4 → a/63,2 mol
Có a/63,2 > a/87
Chọn KMnO4 đều chế được nhiều clo hơn
b)
4HCl + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2
a mol MnO2 → a mol Cl2
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
2 mol KMnO4 → 5 mol Cl2
a mol KMnO4 → 5a/2 mol
Chọn KMnO4 đều chế được nhiều clo hơn
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 27: Cacbon
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 28: Các oxit của cacbon
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 32: Luyện tập Chương 3