Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 25 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 78 SGK Vật lý 6
Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Băng phiến đông đặc ở 80oC Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 800C, băng phiến bắt đầu đông đặc.
2. Giải bài C2 trang 78 SGK Vật lý 6
Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?
- Từ phút 0 đến phút thứ 4;
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
-
Băng phiến đông đặc ở 800C Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến
-
Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
Hướng dẫn giải
-
Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
-
Đường biểu diến từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.
-
Đường biểu diễn từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
3. Giải bài C3 trang 78 SGK Vật lý 6
Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?
- Từ phút 0 đến phút thứ 4;
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
-
Băng phiến đông đặc ở 800C Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến
-
Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
Hướng dẫn giải
-
Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.
-
Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
-
Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.
4. Giải bài C4 trang 78 SGK Vật lý 6
Chọn từ thích hợp: 700C, 800C, 900C, bằng, không thay đổi để điền vào ô trống của các câu sau:
a. Băng phiến đông đặc ở (1)........... Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)............. nhiệt độ nóng chảy.
b. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)..............
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
-
Băng phiến đông đặc ở 800C Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến
-
Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
Hướng dẫn giải
a) Băng phiến đông đặc ở 800C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.
b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Vây, từ cần điền vào chỗ trống là:
(1) 800C
(2) bằng
(3) không thay đổi
5. Giải bài C5 trang 78 SGK Vật lý 6
Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?
Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi
Hướng dẫn giải
- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C (thể rắn)
- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng)
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng)
6. Giải bài C6 trang 79 SGK Vật lý 6
Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Hướng dẫn giải
Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:
- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
7. Giải bài C7 trang 79 SGK Vật lý 6
Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
Hướng dẫn giải
- Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (00C) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
- Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Thang nhiệt độ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học