Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 15 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về đòn bẩy. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 47 SGK Vật lý 6
Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm mỗi đòn bẫy đều có:
+ Điểm tựa là O.
+ Điểm tác dụng lực là
+ Điểm tác dụng lực là .
Hướng dẫn giải
Vị trí các chữ O, O1, O2 được điền như trên hình:
Vậy, thứ tự cần điền như sau:
(1) – O1
(2) – O
(3) – O2
(4) – O1
(5) – O
(6) – O2
2. Giải bài C2 trang 48 SGK Vật lý 6
- Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.
- Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần thực hành đo trọng lượng và lực kéo của vật.
Hướng dẫn giải
Học sinh tự làm thí nghiệm và khi kết quả vào bảng 15.1
Có thể tham khảo kết quả sau đây.
3. Giải bài C3 trang 49 SGK Vật lý 6
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chồ trống của câu sau:
Muốn lực nâng vật (1) ............................ trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng cua lực nâng (2)...................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Khi
> thì < .Hướng dẫn giải
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Vậy, từ cần điền vào chỗ trống là:
(1) nhỏ hơn
(2) lớn hơn
4. Giải bài C4 trang 49 SGK Vật lý 6
Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
Phương pháp giải
Để nêu ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về đòn bẩy và quan sát cuộc sống.
Hướng dẫn giải
Một số dụng cụ sử dụng như đòn bẩy trong cuộc sống: cái kéo, kềm bấm, xe cút kít, mái chèo thuyền,...
5. Giải bài C5 trang 49 SGK Vật lý 6
Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm mỗi đòn bẫy đều có:
+ Điểm tựa là O.
+ Điểm tác dụng lực là .
+ Điểm tác dụng lực là .
Hướng dẫn giải
Điểm tựa:
-
Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
-
Trục bánh xe cút kít.
-
Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
-
Trục quay bấp bênh.
Điểm tác dụng của lực F1:
-
Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
-
Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.
-
Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
-
Chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng của lực F2:
-
Chỗ tay cầm mái chèo.
-
Chỗ tay cầm xe cút kít.
-
Chỗ tay cầm kéo.
-
Chỗ bạn thứ hai.
6. Giải bài C6 trang 49 SGK Vật lý 6
Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kẻo hơn.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm mỗi đòn bẩy đều có :
+ Điểm tựa là O.
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1.
Hướng dẫn giải
Để cải tiến hệ thống đòn bẩy ở hình trên, ta có thể đặt điểm tựa gần ống bê tông, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, có thể buộc thêm các vật nặng vào cuối đòn bẩy.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích chất rắn không thấm nước
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học