Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung
Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 học thật tốt môn Toán, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải 4 bài tập SGK từ trang 84. Thông qua tài liệu này các em sẽ định hướng được phương pháp giải đồng thời tự đánh giá được năng lực bản thân để có kế hoạch ôn tập phù hợp, hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 9 tập 2
Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ vào những thời điểm sau:
a) 3 giờ
b) 5 giờ
c) 6 giờ
d) 12 giờ
e) 20 giờ
Phương pháp giải
Trên mặt đồng hồ, người ta chia đường tròn thành 12 cung bằng nhau, mỗi cung ứng với số đo là \(360^o:12=30^o\)
+ Tính góc ở tâm tạo bởi hai kim giữa hai số liền nhau
+ Từ đó tính số đo góc ở tâm trong mỗi trường hợp
Hướng dẫn giải
a) Vào thời điểm 3 giờ, kim dài và kim phút tạo thành góc ở tâm có số đo là \(30^o.3=90^o\)
b) Vào thời điểm 5 giờ, kim dài và kim phút tạo thành góc ở tâm có số đo là \(30^o.5=150^o\)
c) Vào thời điểm 6 giờ, kim dài và kim phút tạo thành góc ở tâm có số đo là \(30^o.6=180^o\)
d) Vào thời điểm 12 giờ, kim dài và kim phút trùng nhau nên tạo thành góc ở tâm có số đo là \(0^o\)
e) Vào thời điểm 20 giờ, kim dài và kim phút tạo thành góc ở tâm có số đo là \(30^o.4=120^o\)
2. Giải bài 2 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Cho hai đường thẳng xy và st cắt nhau tại O, trong các góc tạo thành có góc \(40^o\). Vẽ một đường tròn tâm O. Tính số đo của các góc ở tâm xác định bởi hai trong bốn tia gốc O.
Phương pháp giải
- Hai góc đối bằng nhau.
- Hai góc kề bù có tổng bằng \(180^o\)
Ví dụ: \(\widehat{xOs}=\widehat{yOt}=40^o\) (đối đỉnh)
Hướng dẫn giải
Hai tia xy và st cắt nhau tạo thành 6 góc ở tâm có số đo là:
+) \(\widehat{xOs}=\widehat{yOt}=40^o\) (đối đỉnh)
+) \(\widehat{xOt}=180^o-40^o=140^o\) (kề bù với góc \(xOs\))
+) \(\widehat{yOs}=180^o-40^o=140^o\) (kề bù với góc \(xOs\))
+) \(\widehat{xOy}=\widehat{sOt}=180^o\) (góc bẹt)
3. Giải bài 3 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Trên hình 5, 6, hãy dùng dụng cụ đo góc để tìm số đo cung AmB. Từ đó, tính số đo cung AnB tương ứng.
Phương pháp giải
- Nối A với O và B với O, ta được góc ở tâm \(\widehat {AOB}\)
- Dùng thước đo độ, đo góc \(\widehat {AOB}\)
- Từ đó tính số đo cung \(AnB\)
Hướng dẫn giải
Hình 5:
Dùng thước đo độ, ta có: \(\widehat {AOB}=124^o\)
Vì số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn nên \(\text{sđ}\overset\frown{{AmB}} =\widehat{AOB}=124^o\)
Suy ra \(sđ\overset\frown{{AnB}}=360^o-sđ\overset\frown{{AmB}}=360^o-124^o=236^o \)
Hình 6:
Dùng thước đo góc, ta đo được \(\widehat {AOB}=67^o\)
Vì số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn nên \(\text{sđ}\overset\frown{{AmB}} =\widehat{AOB}=67^o\)
Suy ra \(sđ\overset\frown{{AnB}}=360^o-sđ\overset\frown{{AmB}}=360^o-67^o=293^o \)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3 Góc nội tiếp
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập