Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Hình thang
Phần hướng dẫn giải bài tập Hình thang sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Hình học 8 Tập 1
Mục lục nội dung
Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Hình thang
1. Giải bài 6 trang 70 SGK Toán 8 tập 1
Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không (xem hình 19). Trên hình 20, có những tứ giác nào là hình thang, có những tứ giác nào không là hình thang. Bằng cách nêu trên, hãy kiểm tra xem trong các tứ giác ở hình 20, tứ giác nào là hình thang
Phương pháp giải
Áp dụng
- Định nghĩa hai đường thẳng song song: là hai đường thẳng không có điểm chung.
- Định nghĩa hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hướng dẫn giải
Các bước tiến hành
- Xét xem cần phải kiểm tra hai cạnh nào thuộc hai đường thẳng song song với nhau.
- Đặt mép cạnh góc vuông của êke trùng với một trong hai cạnh cần kiểm tra.
- Đặt mép thước trùng với mép cạnh góc vuông còn lại của êke.
- Giữ nguyên vị trí thước, dời êke để xét xem cạnh góc vuông của êke có trùng với cạnh còn lại mà ta cần kiểm tra của tứ giác. Nếu chúng trùng nhau thì tứ giác đó là hình thang.
Bằng cách kiểm tra trên ta có kết quả như sau
Tứ giác ABCD có cạnh AB song song với cạnh DC nên tứ giác ABCD là hình thang.
Tứ giác IKMN có cạnh IN song song với cạnh KM nên tứ giác IKMN là hình thang.
Tứ giác EFGH không là hình thang vì không có cặp cạnh nào song song với nhau.
2. Giải bài 7 trang 71 SGK Toán 8 tập 1
Tìm x và y trên hình 21, biết rằng ABCD là hình thang có đáy là AB và CD.
Phương pháp giải
Áp dụng các tính chất của một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song: hai góc trong cùng phía bù nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc so le trong bằng nhau.
Hướng dẫn giải
Vì ABCD là hình thang có đáy là AB và CD nên AB//CD
a) Ta có: AB//DC (chứng minh trên)
⇒ˆA+ˆD=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒x+800=1800
⇒x=1800−800=1000
Ta có: AB//DC (chứng minh trên)
⇒ˆC+ˆB=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒y+400=1800
⇒y=1800−400=1400
b) Vì AB//DC (chứng minh trên)
⇒x=700 (hai góc đồng vị bằng nhau)
⇒y=500 (hai góc so le trong bằng nhau)
c) Ta có AB//DC (chứng minh trên)
⇒ˆB+ˆC=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒x+900=1800
⇒x=1800−900=900
Ta có AB//DC (chứng minh trên)
⇒ˆD+ˆA=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒y+650=1800
⇒y=1800−650=1150
3. Giải bài 8 trang 71 SGK Toán 8 tập 1
Hình thang ABCD (AB//CD) có ˆA−ˆD=200 , ˆB=2ˆC. Tính các góc của hình thang.
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tổng hai góc trong cùng phía bù nhau.
Hướng dẫn giải
Vì AB//CD nên ˆA+ˆD=1800 (1) (hai góc trong cùng phía bù nhau)
Ta có ˆA−ˆD=200 (giả thiết)
⇒ˆA=ˆD+200(2)Thay (2) vào (1) ta được:⇒ˆA+ˆD=ˆD+200+ˆD=2ˆD+200=1800⇒ˆD=(1800−200):2=800.
Thay ˆD=800 vào ˆA=200 +ˆD ta được ˆA=200+800=1000
Lại có ˆB=2ˆC (3)
Do AB//CD nên ˆB+ˆC=1800 (4) (hai góc trong cùng phía bù nhau)
Thay (3) vào (4) ta được:
2ˆC+ˆC=1800
hay 3ˆC=1800⇒ˆC=1800:3=600
Do đó ˆB=2ˆC=2.600=1200
4. Giải bài 9 trang 71 SGK Toán 8 tập 1
Tứ giác ABCD có AB= BC và tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
Phương pháp giải
Áp dụng
- Dấu hiệu nhận biết hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
- Chứng minh hai đường thẳng song song ta chứng minh cặp góc so le trong bằng nhau.
Hướng dẫn giải
Ta có AB=BC (giả thiết)
Suy ra ∆ABC cân tại B (định nghĩa tam giác cân)
Nên ^A1=^C1 (1) (tính chất tam giác cân)
Lại có, AC là tia phân giác của ˆA (giả thiết) nên suy ra ^A1=^A2 (2) (tính chất tia phân giác )
Từ (1) và (2) suy ra ^C1=^A2 mà hai góc này ở vị trí so le trong nên BC//AI
Vậy tứ giác ABCD là hình thang.
5. Giải bài 10 trang 71 SGK Toán 8 tập 1
Đố hình 22 là hình vẽ một chiếc thang trên hình vẽ có bao nhiêu hình thang?
Phương pháp giải
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hướng dẫn giải
Từ hình 22 ta có: AB//CD//EF//GH
Nên ta có tất cả 6 hình thang, đó là: ABDC,CDFE,EFHG, ABFE,CDHG,ABHG.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Tứ giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Hình thang cân
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, của hình thang
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Đối xứng trục
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Hình bình hành
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Đối xứng tâm
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Hình chữ nhật
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 11: Hình thoi
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 12: Hình vuông