Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập về vận tốc SBT Vật lý 8 Bài 2 dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 2.1 trang 6 SBT Vật lý 8
2. Giải bài 2.2 trang 6 SBT Vật lý 8
3. Giải bài 2.3 trang 6 SBT Vật lý 8
4. Giải bài 2.4 trang 6 SBT Vật lý 8
5. Giải bài 2.5 trang 6 SBT Vật lý 8
6. Giải bài 2.6 trang 6 SBT Vật lý 8
7. Giải bài 2.7 trang 6 SBT Vật lý 8
8. Giải bài 2.8 trang 6 SBT Vật lý 8
9. Giải bài 2.9 trang 7 SBT Vật lý 8
10. Giải bài 2.10 trang 7 SBT Vật lý 8
11. Giải bài 2.11 trang 7 SBT Vật lý 8
12. Giải bài 2.12 trang 7 SBT Vật lý 8
13. Giải bài 2.13 trang 7 SBT Vật lý 8
1. Giải bài 2.1 trang 6 SBT Vật lý 8
Đơn vị vận tốc là:
A. km.h
B. m.s
C. km/h
D. s/m
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết các đơn vị đo vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian
- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h
Hướng dẫn giải
Sử dụng lí thuyết các đơn vị đo vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s
- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h
Chọn C
2. Giải bài 2.2 trang 6 SBT Vật lý 8
Chuyển động của phân tử hiđro ở \({0^0}C\) có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
Phương pháp giải
- Để xác định chuyển động nào nhanh hơn cần ghi nhớ: độ lớn vận tốc càng lớn vật chuyển động càng nhanh.
- Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)
Hướng dẫn giải
Vận tốc của phân tử hidro ở \({0^0}C\) có vận tốc \({v_1} = 1692m/s = 1692.3,6(km/h) = 6091,2(km/h)\)
Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc \({v_2} = 28800(km/h)\)
Vì \({v_2} > {v_1}\)nên chuyển động của vệ tinh nhân tạo Trái Đất nhanh hơn chuyển động của phân tử hidro ở \({0^0}C\).
3. Giải bài 2.3 trang 6 SBT Vật lý 8
Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội - Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s?
Phương pháp giải
- Tính thời gian ô tô khỏi hành từ Hà Nội đến Hải Phòng
- Tính vận tốc của ô tô: \(v = \dfrac{s}{t} \)
- Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)
Hướng dẫn giải
Thời gian ô tô khỏi hành từ Hà Nội đến Hải Phòng là: \(t = 10 - 8 = 2h\)
Vận tốc của ô tô là:
\(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{100}}{2} = 50(km/h)\\ = \dfrac{{50.1000}}{{3600}}(m/s) \approx 13,9(m/s)\)
4. Giải bài 2.4 trang 6 SBT Vật lý 8
Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
Phương pháp giải
Để xác định thời gian máy bay phải bay, ta sử dụng công thức \(t = \dfrac{s}{v}\)
Hướng dẫn giải
Thời gian máy bay thực hiện là: \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1400}}{{800}} = 1,75h\)
5. Giải bài 2.5 trang 6 SBT Vật lý 8
Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường \(300m\) hết \(1\) phút. Người thứ hai đi quãng đường \(7,5km\) hết \(0,5h\).
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Phương pháp giải
a) Để xác định người nào đi nhanh hơn ta cần:
- Tính vận tốc của 2 người \(v = \dfrac{s}{t}\)
- Để so sánh cần nắm: độ lớn vận tốc càng lớn vật chuyển động càng nhanh
b) - Tính quãng đường đi được của mỗi người
- Hai người chuyển động cùng chiều nên khoảng cách là\( d = |{s_2} - {s_1}|\)
Hướng dẫn giải
a) Đổi 1phut = 60s
+ Vận tốc người thứ nhất là\( {v_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{300}}{{60}} = 5(m/s) = 5.3,6(km/h) = 18(km/h)\)
+ Vận tốc người thứ hai:\( {v_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{7,5}}{{0.5}} = 15(km/h)\)
Vì \({v_1} > {v_2}\) nên người thứ nhất chuyển động nhanh hơn người thứ hai.
b) Sau \(20phut = \dfrac{{20}}{{60}} = \dfrac{1}{3}h\)
+ Người thứ nhất đi được quãng đường là: \({s_1} = {v_1}t = 18.\dfrac{1}{3} = 6(km)\)
+ Người thứ hai đi được quãng đường là: \({s_2} = {v_2}t = 15.\dfrac{1}{3} = 5(km)\)
Hai người chuyển động cùng chiều nên khoảng cách khi đó là \(d = {s_2} - {s_1} = 6 - 5 = 1(km)\)
6. Giải bài 2.6 trang 6 SBT Vật lý 8
Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời bằng 0,72 đơn vị thiên văn (đvtv). Biết 1 đvtv = 150 000 000km, vận tốc ánh sáng bằng 300 000km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới sao Kim.
Phương pháp giải
- Xác định khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời
- Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới sao Kim: \(t = \dfrac{s}{v} \)
Hướng dẫn giải
Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời: \(s = 0,72dvtv = 0,72.150000000 = 108000000(km)\)
Vận tốc ánh sáng = 300000(km/s)
Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới sao Kim: \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{108000000}}{{300000}} = 360(s)\)
7. Giải bài 2.7 trang 6 SBT Vật lý 8
Bánh xe của một ôtô du lịch có bán kính 25cm. Nếu chạy xe với vận tốc 54km/h và lấy π ≈ 3,14 thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong 1 giờ là:
A. 3439,5
B.1719,7
C.34395
D.17197
Phương pháp giải
- Tính quãng đường mà bánh xe đi được trong một giờ: s = vt
- Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r = \pi d\)
- Xác định số vòng quay của xe
Hướng dẫn giải
Chọn C
Bán kính của bánh xe: r = 25cm ⇒ đường kính: d = 2.r = 50cm = 0,5m.
Quãng đường mà bánh xe đi được trong 1 giờ:
S = v.t = 54.1 = 54km = 54000 m
Chu vi một vòng quay: C = 3,14.d = 3,14.0,5 = 1,57 m
Một vòng quay của bánh xe làm xe đi được đoạn đường S1 = C = 1,57m. Vậy nếu đi hết đoạn đường S = 54000 m thì số vòng quay của bánh xe là:
\(n = \dfrac{s}{C} = \dfrac{{54000}}{{1,57}} \approx 34395\) vòng
8. Giải bài 2.8 trang 6 SBT Vật lý 8
Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:
A. 145000000 km.
B. 150000000 km.
C. 150649682 km.
D. 149300000 km.
Phương pháp giải
- Tính quãng đường mà Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong một năm: s = vt
- Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r\)
Hướng dẫn giải
Chọn C
Đổi t = 1 năm = 365 ngày = 365.24h = 8760 h
Chiều dài 1 vòng mà Trái Đất quay quanh 1 năm:
S = v.t = 108000.8760 = 946080000 km.
Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là quỹ đạo tròn:
\(\begin{array}{l}s = C = 2\pi r\\ \Rightarrow r = \dfrac{s}{{2\pi }} = \dfrac{{946080000}}{{2.3,14}} = 150649682(km)\end{array}\)
Chọn C
9. Giải bài 2.9 trang 7 SBT Vật lý 8
Một ôtô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng đi từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc:
A. 8h
B. 8h30 phút
C. 9h
D. 7h40 phút
Phương pháp giải
- Xác định quãng đường ô tô đi được: S = v.t
- Thời gian mô tô đi để đuổi kịp ôtô: \(t = \frac{s}{{{v_2} - {v_1}}}\)
- Thời điểm mô tô sẽ đuổi kịp ôtô: 7 + t
Hướng dẫn giải
Chọn C
Vì ô tô rời bến lúc 6h nên lúc 7h ôtô đi được 1h với quãng đường là:
S = v.t = 40.1 = 40km.
Thời gian mô tô đi để đuổi kịp ôtô: \(t = \frac{s}{{{v_2} - {v_1}}} = \frac{{40}}{{60 - 40}} = 2h\)
Vậy mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc: 7h + 2h = 9h
10. Giải bài 2.10 trang 7 SBT Vật lý 8
Hãy sắp xếp các vận tốc sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hơn.
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: 6000cm/phút
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108000km/h.
Phương pháp giải
Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị. Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn
Hướng dẫn giải
Đổi các vận tốc trên ra cùng đơn vị m/s ta được:
- Vận tốc tàu hỏa: v1 = 15m/s
- Vận tốc chim đại bàng: v2 = 24m/s.
- Vận tốc bơi của một con cá: v3 = 1m/s
- Vận tốc quay của Trái Đất quay quanh Mặt Trời: v4 = 30000 m/s.
Vậy: v3 < v1 < v2 < v4.
11. Giải bài 2.11 trang 7 SBT Vật lý 8
Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng chói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340m/s
Phương pháp giải
Để xác định khoảng cách từ chỗ bom nổ đến người quan sát ta sử dụng công thức tính quãng đường: s=v.t
Hướng dẫn giải
Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340 . 15 = 5100 m= 5,1km
12. Giải bài 2.12 trang 7 SBT Vật lý 8
Một ôtô chuyển động thẳng với vận tốc 54km/h và một tàu hỏa đang chuyển động theo phương chuyển động của ôtô với vận tốc 36 km/h. Xác định vận tốc của ôtô so với tàu hỏa trong hai trường hợp sau:
a) Ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa.
b) Ôtô chuyển cùng chiều với tàu hỏa.
Phương pháp giải
a) - Ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa nên: S12 = S1 + S2 = (v1 + v2).t
- Vận tốc của ô tô so với tàu hỏa: \(v_{12}=\dfrac{s_{12}}{t}=\dfrac{({v_1} + {v_2}).t}{t}\\\)
b) - Ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa: S12 = S1 - S2 = (v1 - v2).t
- Vận tốc của ô tô so với tàu hỏa: \(v_{12}=\dfrac{s_{12}}{t}=\dfrac{({v_1} - {v_2}).t}{t}\\\)
Hướng dẫn giải
a) Sau thời gian t (h):
Ôtô đi được đoạn đường là: S1 = v1.t
Tàu hỏa đi được đoạn đường là: S2 = v2.t
Vì ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa nên quãng đường của ôtô so với tàu hỏa là: S12 = S1 + S2 = (v1 + v2).t
Vậy vận tốc của ô tô so với tàu hỏa khi ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa là:
\(v_{12}=\dfrac{s_{12}}{t}=\dfrac{({v_1} + {v_2}).t}{t}\\={v_1} + {v_2}=54+36=90(km/h)\)
b) Vì ôtô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa nên quãng đường của ôtô so với tàu hỏa là: S12 = S1 - S2 = (v1 - v2).t
Vận tốc của ô tô so với tàu hỏa khi ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa là:
\(v_{12}=\dfrac{s_{12}}{t}=\dfrac{({v_1} - {v_2}).t}{t}\\={v_1} = {v_2}=54-36=18(km/h)\)
13. Giải bài 2.13 trang 7 SBT Vật lý 8
Hai người đi xe đạp cùng khởi hành một lúc và chuyển động thẳng cùng chiều. Ban đầu họ cách nhau 0,48km. Người thứ nhất đi với vận tốc 5m/s và sau 4 phút thì đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của người thứ hai.
Phương pháp giải
- Vận tốc của người thứ 1 so với người thứ 2: \( v={v_1}-{v_2}=\dfrac{s}{t}\)
- Vận tốc của người thứ 2 là v2 = v1 - v
Hướng dẫn giải
Ta có: 4 phút = 240 (s); 0,48km = 480m
Vì hai người đi xe đạp cùng khởi hành một lúc và chuyển động thẳng cùng chiều nên vận tốc của người thứ 1 so với người thứ 2:
\( v={v_1}-{v_2}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{480}{240}=2(m/s)\)
Vậy vận tốc của người thứ 2 là: 5-2 = 3 m/s.
14. Giải bài 2.14 trang 7 SBT Vật lý 8
Một người đứng gần vách núi đá và gọi to hướng về phía núi thì thấy khoảng thời gian từ lúc gọi đến lúc nghe được tiếng vọng lại là 2 giây. Biết vận tốc truyền âm thanh trong không khí là 340 m/s, hỏi khoảng cách từ người đó đến vách núi là bao nhiêu?
A. 680 m.
B. 340 m.
C. 170 m.
D. 85 m.
Phương pháp giải
- Thời gian phát ra âm thanh cho đến khi âm truyền đến vách núi là \(\dfrac{t}{2}\)
- Khoảng cách từ người đó đến vách núi là s=v.t
Hướng dẫn giải
Vì âm thanh phát ra truyền đến vạch núi sau đó phản xạ ngược trở lại đến tai người nên thời gian phát ra âm thanh cho đến khi âm truyền đến vách núi là \(\dfrac{t}{2}\)
Khoảng cách từ người đó đến vách núi là:
\(S = v.\dfrac{t }{2} = 340.\dfrac{2}{2} = 340\;m\)
Chọn B
15. Giải bài 2.15 trang 7 SBT Vật lý 8
Hai ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều và ngược chiều nhau. Vận tốc của xe thứ nhất gấp 1,2 lần vận tốc của xe thứ hai. Ban đầu hai xe cách nhau 198 km và sau 2 giờ thì hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của hai xe?
Phương pháp giải
- Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai.
- v1 = 1,2.v2
- Ban đầu hai xe cách nhau 198 km và sau 2h hai xe gặp nhau nên 2v1 + 2v2 = 198
- Giải hệ phương trình để tìm v1, v2
Hướng dẫn giải
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai.
Vận tốc của xe thứ nhất gấp 1,2 lần vận tốc của xe thứ hai nên v1 = 1,2.v2
Do hai xe đi ngược chiều nhau nên sau mỗi giờ (1h) hai xe lại gần nhau 1 khoảng:
v1 + v2 = 1,2.v2 + v2 = 2,2.v2.
Ban đầu hai xe cách nhau 198 km và sau 2h hai xe gặp nhau nên ta có:
2,2.v2.2 = 198
⇒ v2 = 45km/h và v1 = 54km/h.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 7: Áp suất
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 12: Sự nổi
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 13: Công cơ học
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 14: Định luật về công
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 15: Công suất
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 16: Cơ năng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng