Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 14 Đông Nam Á- đất liền và hải đảo dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo

1. Giải bài 1 trang 38 SBT Địa lí 8

Dựa vào hình 14.1 dưới đây và với vốn hiểu biết, em hãy:

Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á

a) Cho biết các điểm cực Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) của khu vực Đông Nam Á thuộc nước nào.

b) Cho biết Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương và hai châu lục nào.

Phương pháp giải

Từ lược đồ đã cho để xác định các điểm cực, đại dương và châu lục mà Đông Nam Á là cầu nối.

Gợi ý trả lời

a)

- Điểm cực Bắc: thuộc Mi-an-ma, vĩ tuyến 28030’Bắc.

- Điểm cực Nam: thuộc In-đô-nê-xi-a, vĩ tuyến 10030’Nam.

- Điểm cực Đông: thuộc In-đô-nê-xi-a, kinh tuyến 1400 Đông.

- Điểm cực Tây: thuộc Mi-an-ma, kinh tuyến 920 Đông.

b) Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương và  Ấn Độ Dương; châu Á và châu Đại Dương.

2. Giải bài 2 trang 40 SBT Địa lí 8

Quan sát hình 14.1. Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á tr 48 SGK

Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á

a, Hãy mô tả địa hình Đông Nam Á theo gợi ý cụ thể dưới đây:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là (núi và cao nguyên hay đồng bằng...).

- Các dãy núi chính

- Hướng núi chủ yếu

- Các cao nguyên lớn

- Các đồng bằng lớn

b, Kết hợp với vốn hiểu biết, hãy nêu tên các loại cây trồng được trồng trên các đồng bằng phù sa màu mỡ của Đông Nam Á.

Phương pháp giải

a) Căn cứ vào lược đồ để mô tả về địa hình Đông Nam Á như:

- Các dãy núi chính

- Hướng núi

- Cao nguyên

- Đồng bằng lớn.

b) Dựa vào đặc điểm đất phù sa màu mỡ của khu vực để xác định loại cây trồng thích hợp.

Gợi ý trả lời

a) Địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch.

- Hướng núi chủ yếu: Bắc -Nam, Đông Bắc - Tây Nam, Đông – Tây.

- Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.

- Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

b) Các loại cây trồng được trồng trên các đồng bằng phù sa màu mỡ của Đông Nam Á: Lúa gạo, ngô,...

3. Giải bài 3 trang 40 SBT Địa lí 8

Quan sát hình 14.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, tr 49 SGK, nêu nhận xét về khí hậu của Pa-đăng và Y-an-gun theo gợi ý cụ thể dưới đây:

a, Tại Pa-đăng

- Nhiệt độ:

- Lượng mưa:

- Như vậy Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu:

b, Tại Y-an-gun

- Nhiệt độ:

- Lượng mưa:

- Như vậy Y-an-gun thuộc kiểu khí hậu:

Phương pháp giải

Dựa vào sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng để xác định:

- Nhiệt độ, lượng mưa cao nhất vào tháng nào

- Nhiệt độ, lượng mưa thấp nhất vào tháng nào

Từ đó xác định kiểu khí hậu thích hợp.

Gợi ý trả lời

a) Tại Pa-đăng

- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 240C).

- Lượng mưa: lớn quanh năm (không có tháng nào lượng mưa dưới 250mm)

=> Như vậy Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu xích đạo (nóng ẩm, mưa nhiều).

b) Tại Y-an-gun

- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 230C), tuy nhiên biên độ nhiệt năm lớn.

+ Cao nhất là: tháng 5 (310C).

+ Thấp nhất là tháng 1 (240C).

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là: 6-70C.

- Lượng mưa: mưa theo mùa

+ Các tháng mưa nhiều nhất là: tháng 5 – 9.

+ Các tháng mưa ít nhất là: tháng 11-4.

=>  Như vậy Y-a-gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

4. Giải bài 4 trang 41 SBT Địa lí 8

Quan sát hình 3.1. Lược đồ các đới cảnh quan của tự nhiên châu Á, tr 11 SGK và vốn hiểu biết, em hãy:

a, Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

b, Cho biết cảnh quan nào phát triển trên phần lớn diện tích khu vực Đông Nam Á? Vì sao?

Phương pháp giải

a) Dựa vào kĩ năng quan sát lược đồ để xác định các đới cảnh quan tự nhiên của Đông Nam Á:

- Rừng nhiệt đới ẩm

- Xavan và cây bụi

- Rừng lá rụng theo mùa

- Rừng cận nhiệt đới ẩm

b) Để giải thích nguyên nhân rừng nhiệt đới ẩm phát triển trên phần lớn diện tích khu vực Đông Nam Á, dựa vào đặc điểm về:

- Khí hậu

- Nhiệt độ

- Lượng mưa

- Độ ẩm 

Gợi ý trả lời

a)

b) Rừng nhiệt đới ẩm phát triển trên phần lớn diện tích khu vực Đông Nam Á. Vì đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa lớn (1500 -2000mm), độ ẩm lớn (trên 90%) rất thuận lợi cho sự phát triển của rừng nhiệt đới ẩm.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM