Toán 3 Chương 3 Bài: Thực hành xem đồng hồ
Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 3, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Thực hành xem đồng hồ. Tài liệu được biên soạn với đầy đủ các dạng Toán và các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Biết cách xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.
- Tính được khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ bất kì.
1.2. Các dạng toán
a) Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho.
- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút để đọc được giờ mà đồng hồ đang chỉ.
+) Giờ tròn: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào đúng số nào thì em đọc giờ theo số đó.
+) Giờ lẻ: Kim phút không chỉ vào số 12.
- Mỗi khoảng của hai số liên tiếp trên mặt đồng hồ là 5 phút.
- Tính số phút đã trôi qua bằng cách nhẩm từ vị trí số 12 đến vị trí kim phút đang chỉ có bao nhiêu khoảng.
- Giờ có 30 phút còn đọc là giờ rưỡi.
- Giờ có số phút lớn hơn 30 còn có thể đọc bằng giờ kém: Xác định còn bao nhiêu phút nữa thì đến giờ nguyên kế tiếp.
b) Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.
- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút của giờ cho trước.
- Quay các kim đến vị trí cần thiết.
c) Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.
Giờ của buổi chiều có thể đọc theo kiểu 24 giờ bằng cách lấy giờ mà đồng hồ đang chỉ cộng thêm với 12.
Ví dụ: 3 giờ chiều còn có thể đọc là 15 giờ.
d) Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.
Các giờ chỉ 30 phút hoặc quá 30 phút thì em có thể đọc theo giờ rưỡi hoặc giờ kém.
e) Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.
Đếm hoặc nhẩm số giờ và số phút đã trôi qua giữa hai giờ.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy cho biết: 3 giờ chiều và 5 giờ chiều đọc là mấy giờ?
Hướng dẫn giải
3 giờ chiều còn có thể đọc là 15 giờ.
5 giờ chiều còn có thể đọc là 17 giờ.
Câu 2: Cho biết:
a) Từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều đã trôi qua mấy giờ?
b) Từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều đã trôi qua mấy giờ?
Hướng dẫn giải
a) Từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều đã trôi qua 3 giờ 4 - 1 = 3
b) Từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều đã trôi qua 1 giờ.
Câu 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Hướng dẫn giải
Xác định vị trí của kim giờ và kim phút rồi đọc giờ của mỗi đồng hồ.
Đồng hồ chỉ 7 giờ 55 phút hay 8 giờ kém 5 phút.
3. Kết luận
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
- Xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.
- Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.
Tham khảo thêm
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Các số có bốn chữ số
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Số 10 000
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Tháng - năm
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Làm quen với chữ số La Mã
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Bài toán liên quan đến Rút về đơn vị
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Tiền Việt Nam
- doc Toán 3 Chương 3 Bài: Làm quen với thống kê số liệu