Toán 5 Chương 3 Bài: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng dưới đây do eLib tổng hợp và biên soạn. Bài học sẽ cung cấp cho các em kiến thức về chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, cùng với các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng hiểu bài hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình chữ nhật
- Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 và mặt 2; mặt 3 và mặt 5; mặt 4 và mặt 6.
- Hình hộp chữ nhật (hình bên) có:
- Tâm đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
- Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD, cạnh MN, cạnh NP, cạnh QP, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
1.2. Hình lập phương
Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.
Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) Hình hộp chữ nhật có: …..... mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.
b) Hình lập phương có: ….....mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.
Hướng dẫn giải
a) Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
b) Hình lập phương có : 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ
a) Hình này có mấy đỉnh? Mấy cạnh? Mấy mặt?
b) Ở các mặt MNPQ và CDQP hãy chỉ ra những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào vuông góc với nhau.
Hướng dẫn giải
a) Hình hộp chữ nhật có: 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt
b) Xét mặt MNPQ, ta có:
Hai cặp cạnh song song là: MN và PQ, NP và MQ.
Hai cặp cạnh bằng nhau là: MN = PQ, NP = MQ.
Các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
MN vuông góc với NP, MN vuông góc với MQ.
PQ vuông góc với NP, PQ vuông góc với MQ.
Xét mặt CDQP, ta có:
Hai cặp cạnh song song là: DC và QP, DQ và CP.
Hai cặp cạnh bằng nhau là: DC = QP, DQ = CP.
Các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
CD vuông góc với DQ, CD vuông góc với CP.
PQ vuông góc với DQ, PQ vuông góc với CP.
3. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật,hình lập phương. Biết các đặc điểm của hình hộp và hình lập phương.
- Nhận biết các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp, hình lập phương.
Tham khảo thêm
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Hình tam giác
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Diện tích hình tam giác
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Hình thang
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Diện tích hình thang
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Hình tròn, đường tròn
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Chu vi hình tròn
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Diện tích hình tròn
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Luyện tập về tính diện tích
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Thể tích của một hình
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Xăng ti mét khối. Đề xi mét khối
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Mét khối
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Thể tích hình lập phương
- doc Toán 5 Chương 3 Bài: Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu