Toán 3 Chương 1 Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 3 lý thuyết Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần). Bài giảng này bao gồm chi tiết các dạng Toán, bên cạnh đó sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo lời giải chi tiết cho các em tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Toán 3 Chương 1 Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thực hiện phép cộng từ phải sang trái, có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính

a) 564 + 227

Hướng dẫn giải

Đặt tính

4 cộng 7 bằng 11, viết 1 nhớ 1

6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 là 9, viết 9

5 cộng 2 bằng 7, viết 7

Vậy 564 + 227 = 791

b) 276 + 143

Hướng dẫn giải

Đặt tính

6 cộng 3 bằng 9, viết 9

7 cộng 4 bằng 11, viết 1, nhớ 1

2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4

Vậy 276 + 143 = 419

1.2. Các dạng toán

a) Dạng 1: Đặt tính rồi tính.

Phương pháp chung:

  • Bước 1: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
  • Bước 2: Thực hiện tính từ phải sang trái, các hàng có tổng bằng hoặc lớn hơn 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị rồi thêm 1 đơn vị vào hàng liền ngay phía trước..

b) Dạng 2: Toán đố

Phương pháp chung:

  • Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài. Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.
  • Bước 2: Phân tích đề. Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “còn lại” để dùng phép tính cộng hoặc trừ.
  • Bước 3: Trình bày lời giải và kiểm tra lại đáp án.

c) Dạng 3: Tính nhẩm

Phương pháp chung:

  • Thực hiện nhẩm phép cộng các số theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng trăm.
  • Phép tính có tổng một số số bằng số tròn trăm, tròn chục thì ưu tiên nhóm các số đó lại và tính trước rồi cộng với các số còn lại..

d) Dạng 4: Tìm yếu tố còn thiếu

Phương pháp chung:

Ghi nhớ lại cách giải khi tìm số hạng hoặc số bị trừ/số trừ còn thiếu:

- Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng còn thiếu.

- Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ.

- Tìm số trừ còn thiếu: Lấy Số bị trừ trừ đi hiệu.

e) Dạng 5: Tính độ dài đường gấp khúc

Phương pháp chung:

Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tìm tổng độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó, lưu ý là các số phải cùng đơn vị đo.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tính nhanh

a) 300 + 50

b) 90 + 300 + 10

Hướng dẫn giải

a) 300 + 50 = 350

b) 90 + 300 + 10 = (90 + 10) + 300 = 100 + 300 = 400

Câu 2: Đặt tính rồi tính: 235 + 417 và 256 + 70

Hướng dẫn giải

Câu 3: Số?

a) 500 đồng = 200 đồng + ….đồng

b) 500 đồng = …đồng + 500 đồng

Hướng dẫn giải

a) 500 đồng = 200 đồng + 300 đồng

b) 500 đồng = 0 đồng + 500 đồng

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số ( Có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm )
  • Củng cố biểu tượng về độ dài, đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM