Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
Bài học hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat điển hình như Monosaccarit (Glucozơ, Fructozơ), Đisaccarit (Saccarozơ), Polisaccarit (tinh bột) và vận dụng những hiểu biết và các tính chất đã học để giải quyết một số dạng bài tập cơ bản, nâng cao.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Glucozơ
- Tạo kết tủa Ag khi tác dụng với [Ag(NH3)2]OH
- Tham gia phản ứng với CH3OH/HCl tạo thành Metyl glicozit
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
- Phản ứng với HNO3
1.2. Fructozơ
- Tham gia phản ứng với [Ag(NH3)2]OH
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
- Phản ứng với HNO3
1.3. Saccarozo
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
- Tác dụng với H2O/H+ thu được glucozo và fructozo
1.4.Tinh bột
- Phản ứng với HNO3
- Tác dụng với H2O/H+ thu được glucozo
1.5. Xenlulozo
- Phản ứng với HNO3 tạo thành Xenlulozơ trinitrat
- Tác dụng với H2O/H+ thu được glucozo
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Câu hỏi lý thuyết về tính chất của cacbohidrat
Bài 1: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ
B. Glucozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Hướng dẫn giải
Glucozo có nhóm -CHO, có phản ứng tráng gương
Đáp án B
Bài 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Xenlulozơ
D. Fructozơ
Hướng dẫn giải
Tiền tố đi ở đây có nghĩa là 2, do đó đáp án đúng là B saccarozo gồm 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo là 2 monosaccarit, còn xenlulozo là polisaccarit nên không thỏa mãn.
Đáp án B
Bài 3: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Hướng dẫn giải
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc COOH là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm glixerol, glucozơ và axit fomic.
Đáp án A
2.2. Dạng 2: Các phản ứng hóa học của glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
Bài 1: Có các phản ứng sau: phản ứng tráng gương (1); phản ứng với I2 (2); phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam (3); phản ứng thuỷ phân (4); phản ứng este hóa (5); phản ứng với Cu(OH)2 tạo Cu2O (6). Tinh bột có phản ứng nào trong các phản ứng trên?
A. (2), (4)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (4), (5)
D. (2), (3), (4)
Hướng dẫn giải
Tính bột có các tính chất:
+ Phản ứng với I2
+ Bị thủy phân trong môi trường axit
+ Có phản ứng este hóa
Đáp án C
Bài 2: Mantozơ có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau: (1) H2 (Ni, to); (2) Cu(OH)4; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) (CH3O)2O/H2SO4 đặc; (5) CH3OH/HCl; (6) dung dịch H2SO4 loãng, to.
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
B. (2), (3), (6)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (2), (3), (6)
Hướng dẫn giải
Cả 6 chất đều có khả năng phản ứng với mantozo
Riêng CH3OH/HCl là phản ứng xảy ra ở nhóm -OH semiaxetol, tạo ete
Đáp án A
Bài 3: Viết các phản ứng theo sơ đồ chuyển đổi sau:
Saccarozo → caxi saccarat → saccarozo → glucozo → rượu etylic → axit axetic → natri axetat → metan → anđehit fomic.
Hướng dẫn giải
C12H22O11 + Ca(OH)2 → C12H22O11.CaO.H2O
C12H22O11.CaO.H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3 + H2O
C12H22O11 + H2O (H+, to) → C6H12O6 (Glucozo) + C6H12O6 (Fructozo)
C6H12O6 (Enzim 30 – 35oC) → 2C2H5OH + 2CO2
C6H12O6 (men giấm 30-35oC) → CH3COOH + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
CH3COONa + NaOH (CaO, to) → CH4 + Na2CO3
CH4 + O2 (các oxi nito) → HCHO + H2O
2.3. Dạng 3: Nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.
Hướng dẫn giải
Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất còn lại là saccarozo.
Bài 2: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.
a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic
b) Fructozo, glixerol, etanol
c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic
Hướng dẫn giải
a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic
- Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+ Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+ Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.
- Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.
- Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.
c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.
- Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này, mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
2.4. Dạng 4: Xác định công thức phân tử cacbohidrat
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,855 gam một chất đường thì thu được 1,32 gam CO2 và 0,495 gam H2O. Phân tử khối của đường trên gấp 1,9 lần phân tử khối glucozo. Tìm công thức của đường.
Hướng dẫn giải
Ta có: mC = 3/11.mCO2 = 0,36 (gam); mH = 1/2.mH2O = 0,055 (gam)
⇒ mO = 0,855 - 0,055 = 0,44(gam)
Gọi công thức tổng quát: CxHyOz (M = 1,9.180 = 342)
Lập tỉ lệ:
⇒ x = 12; y = 22; z = 11
Vậy công thức phân tử là C12H22O11
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X và X thuộc loại cacbohidrat nào đã học.
Hướng dẫn giải
Ta có: mC = 13,44/22,4.12 = 7,2 (gam); mH = 9/18.2 = 1 (gam)
Và mO = 16,2 - (7,2 + 1) = 8(gam)
Lập tỉ lệ:
Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n và X thuộc loại polisaccarit.
2.5. Dạng 5: Xác định số mắt xích của polisaccarit
Bài 1: Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 đvc. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:
A. Từ 2000 đến 6000
B. Từ 600 đến 2000
C. Từ 1000 đến 5500
D. Từ 1000 đến 6000
Hướng dẫn giải
(C6H10O5)n
Khoảng của n: 200000/162 đến 1000000/162 ⇒ 1000 đến 6000
→ Đáp án D
Bài 2: Biết khối lượng phân tử trung bình của PVC và xenlululozơ lần lượt là 250000 và 1620000. Hệ số polimehoá của chúng lần lượt là:
A. 6200 và 4000
B. 4000 và 2000
C. 400 và 10000
D. 4000 và 10000
Hướng dẫn giải
(CH2 –CHCl)n ⇒ n = 250000 : 62,5 = 4000
(C6H10O5)n ⇒ n = 1620000 : 162 = 10000
→ Đáp án D
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dựng dùng dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là?
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là bao nhiêu?
Câu 3: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là?
Câu 4: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta thủy phân 171 gam saccarozơ trong môi trường axit. Dung dịch thu được cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng Ag tạo ra là (giả thiết rằng hiệu xuất các phản ứng đều đạt 90%)?
Câu 5: Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20 % nước để làm rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 40 gam
B. 62 gam
C. 59 gam
D. 51 gam
Câu 2: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
C. Dung dịch nước brom
D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc
Câu 3: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xt axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
A. (3), (4), (5) và (6)
B. (1), (3), (4) và (6)
C. (1), (2), (3) và (4)
D. (2), (3), (4) và (5)
Câu 4: Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?
(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
A. (3)
B. (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
Câu 5: Đem pha loãng lượng ancol thu được ở câu 95 thành rượu 40o, dancol etylic = 0,8 g/cm3. Thể tích dung dịch ancol thu được là:
A. 1115,00 lít
B. 1246,25 lít
C. 1218,13 lít
D. 2050,00 lít
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat Hóa học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm:
- Cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat điển hình như Monosaccarit (Glucozơ, Fructozơ), Đisaccarit (Saccarozơ), Polisaccarit (tinh bột)
- Vận dụng những hiểu biết và các tính chất đã học để giải quyết một số dạng bài tập cơ bản, nâng cao.