Tiếng Việt lớp 5 bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hòa bình
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của bài Tập đọc "Tác phẩm của Si - le và tên phát xít". Đồng thời biết cách viết một lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Hoạt động cơ bản
1.1. Giải câu 1 trang 62 SGK VNEN Tiếng Việt 5
Những bức tranh dưới đây cùng nói về điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Bức 1: Những bạn nhỏ trên khắp thế giới thuộc các quốc gia khác nhau đang nắm chặt tay nhau thành một vòng tròn quanh trái đất.
- Bức 2: Chim bồ câu biểu tượng cho hoà bình, hình ảnh ba bàn tay thuộc các màu da vàng, trắng đen đặc xung quanh hình ảnh chim bồ câu thể hiện rằng mọi dân tộc trên thế giới đều yêu chuộng và gìn giữ, bảo vệ hoà bình.
- Bức 3: Những bàn tay thuộc các màu da vàng, trắng, đen đang cùng nhau nâng niu trái đất.
Vậy nên những bức tranh này đều nói về một chủ đề đó là mọi người sống trên thế giới này không phân biệt màu da, sắc tộc đều yêu thuộc hoà bình, yêu mến và nâng niu trái đất tươi đẹp này.
1.2. Văn bản "Tác phẩm của Si - le và tên phát xít"
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay và hô to: "Hít-le muôn năm!" Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: "Chào ngài". Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi:
- Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?
- Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! - Ông già điềm đạm trả lời.
Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:
- Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào? Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thụy Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a, Cô gái Oóc-lê-găng cho người Pháp,...
Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:
- Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?
Ông già mỉm cười trả lời:
- Có chứ, Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp!
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH sưu tầm
1.3. Nội dung chính của văn bản
- Chuyện xoay quanh ông sĩ quan người Đức.
- Ông gan dạ, rất bình thản và không nói tiếng Đức.
- Ông mỉa mai sự độc ác của quân phát xít khi nói về nhà văn Si-le, người Đức nhưng là nhà văn vĩ đại, đấu tranh cho hòa bình và quyền con người.
1.4. Giải thích các cụm từ khó trong bài
- Si-le: (1759 – 1805) nhà văn Đức vĩ đại; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.
- Sĩ quan: Quân nhân có quân hàm thiếu úy trở lên.
- Hít-le: (1889 – 1945) quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945, kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945).
1.5. Câu hỏi và hướng dẫn giải
Câu 1. Tình huống trong câu chuyện diễn ra vào thời gian nào?
Hướng dẫn giải:
Câu 2. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện được diễn ra trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, trên một chuyến tàu ở Pa-ri.
Câu 3. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nhà văn Đức Si-le được cụ già người Pháp đánh giá là một nhà văn quốc tế
- Vì cụ đáp lại lời của hắn một cách lạnh lùng.
- Vì hắn phát hiện ra ông cụ biết tiếng Đức và thông thạo đến mức có thể đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng lại không chịu đáp lời hắn bằng tiếng Đức.
Câu 4. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Ông cụ thông thạo tiếng Đức và ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le.
- Ông cụ không ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát-xít xâm lược đất nước ông.
Câu 5.
Phát biểu ý kiến trước lớp
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
Hướng dẫn giải:
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý là Si-le xem các người là kẻ cướp, các người là kẻ cướp. Các người không xứng đáng với Si-le.
2. Hoạt động thực hành
Câu 1. Đọc bài văn sau:
Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên đường chuyển quân của bộ đội ta, máy bay Mĩ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó có 42 triệu lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang toàn tên những màu sắc đẹp của cầu vồng: xanh, hồng, tía, da cam,...
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá hủy hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm họa môi trường vô cùng khốc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhất mà chất độc màu da cam này gây ra là hậu quả đối với con người. Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong chính cơ thể con người, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ, như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,... Ước tính cả nước hiện có khoảng 70 000 người lớn và từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Đó là chưa kể nhiều em bé mất từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay lúc mới sinh, chưa kịp sống trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
(theo Tạp chí Tia Sáng)
Chất độc màu da cam: chất độc đựng trong thùng chứa có đánh dấu phân biệt bằng màu da cam.
Câu 2.
Thảo luận, trả lời câu hỏi
a) Bài viết trên cho biết chất độc da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người?
b) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
Hướng dẫn giải:
a) Bài viết trên cho biết chất độc da cam đã gây ra những hậu quả đối với con người đó là:
- Phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng..
- Làm xói mòn và khô cằn đất.
- Diệt chủng nhiều loài muông thú.
- Đặc biệt gây ra những bệnh nguy hiểm cho những người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường,…
b) Những việc chúng ta có thể làm để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam đó là:
- Thăm hỏi và động viên, cảm thông với các gia đình có nạn nhân của chất độc màu da cam.
- Vận động mọi người giúp đỡ về tinh thần và vật chất các cô chú, các bạn nhỏ nhiễm chất độc màu da cam.
- Lao động công ích gây quỹ ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
Câu 3.
Luyện viết đơn
Giả sử Hội Chữ thập đỏ (là tổ chức giúp các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh) địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
Hướng dẫn giải:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
Kính gửi Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ huyện Chí Linh
Tên em là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày: 20-9-2010
Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Phù Đổng, TP. Hồ Chí Minh
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc mày da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của huyện, đồng thời cũng biết được những hậu quả vô cùng to lớn mà chất độc màu da cam đem lại, em hiểu được rằng hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có khả năng để tham gia Đội, giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Vì vậy,em làm đơn này bày tỏ nguyện vọng xin được gia nhậ Đội tình nguyện, góp phần làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa sẽ tôn trọng nội quy và tham gia tích cực các hoạt động của đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
A
Nguyễn Văn A
3. Hoạt động ứng dụng
Cùng người thân tìm hiểu về cảnh ngộ của các nạn nhân chất độc màu da cam và sự quan tâm của cộng đồng đối với họ.
Bài tham khảo:
- Cảnh ngộ của các nạn nhân chất độc da cam:
+ Hiện nay ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Tuy nhiên, chỉ có gần 400.000 người được hưởng chính sách trợ cấp của nhà nước.
+ Chất độc da cam đã ảnh hưởng khủng khiếp đến hàng triệu người Việt Nam, gây ra nhiều bệnh tật khó chữa và di chứng đã truyền sang thế hệ thứ tư.
+ Những nạn nhân này hằng ngày không chỉ phải chịu sự dày vò của dị tật mà cuộc sống nghèo khó, không đủ điều kiện để trang trải cho cuộc sống cũng là điều khó khăn mà họ gặp phải.
- Sự quan tâm của cộng đồng đối với họ:
+ Trước những nỗi đau, những cảnh đời bất hạnh do chất độc da cam/dioxin gây ra, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
+ Đồng thời, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam những năm qua luôn tích cực, chủ động trong vận động nguồn lực xây dựng quỹ, tạo điều kiện chăm lo và giúp đỡ hội viên. Những hành động thiết thực này đã động viên tinh thần các nạn nhân, giúp họ giảm bớt mặc cảm, vượt qua những đau đớn về thể xác, tinh thần do bệnh tật gây ra, vươn lên trong cuộc sống.
+ Nhiều tấm lòng hảo tâm cũng đứng lên chung tay, góp sức xoa dịu nỗi đau da cam, động viên ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam về cảm vật chất và tinh thần.
4. Tổng kết
- Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nắm được nội dung cơ bản bài Tập đọc "Tác phẩm của Si - le và tên phát xít".
- Biết cách viết một lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
Tham khảo thêm
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 4A: Hòa bình cho thế giới
- doc Tiếng Việt lớp 5 Bài 4B: Trái đất là của chúng mình
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 4C: Cảnh vật quanh em
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 5A: Tình hữu nghị
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 5B: Đấu tranh vì hòa bình
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 5C: Tìm hiểu về từ đồng âm
- doc Tiếng VIệt lớp 5 bài 6A: Tự do và công lí
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 6C: Sông, suối, biển, hồ