Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet

Bài thực hành Địa lý 7 Bài 46 "Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet" giúp các em củng cố kiến thức về sự phân hóa của môi trường và tìm hiểu vè những điểm khác nhau giữa sườn đông và sườn tây An-đet qua việc phân tích sơ đồ.

Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Nắm vững sự phân hóa của môi trường theo độ cao

- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa sườn đông và sườn tây An-đet

- Phân tích sơ đồ

- Đọc và khai thác các thông tin sơ đồ

1.2. Chuẩn bị

- Lát cắt sườn đông và sườn tây của dãy An-đét

- Lược đồ miền bắc của dãy An-đét

- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ

- Tập bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi chép

2. Nội dung tiến hành

Sơ đồ sườn tây (trái) và sườn đông (phải) của dãy An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

2.1. Đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đet

Quan sát hình trên, cho biết các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây dãy An-đet

Gợi ý trả lời

- Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét

  • 0 - 1000m: thực vật nửa hoang mạc
  • 1.000 - 2.000m: cây bụi xương rồng
  • 2.000 - 3.000m: đồng cỏ cây bụi
  • 3.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao
  • trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu

2.2. Đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông An-đet

Quan sát hình trên:

- Cho biết thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet

- Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?

Gợi ý trả lời

- Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet:

  • 0 - 1000m: rừng nhiệt đới.
  • 1.000 — 1.300m: rừng lá rộng.
  • 1.000 — 3.000m: rừng lá kim.
  • 3.000 - 4.000m: đồng cỏ.
  • 4.000 - 5.300m: đồng cỏ núi cao.
  • Trên 5.300m: băng tuyết vĩnh cửu.

2.3. Phân tích sơ đồ

Quan sát các hình trên, cho biết:

Tại sao từ độ cao 0 m đến 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?

Gợi ý trả lời

Từ độ cao 0 m – 1000 m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc, vì sườn đông An – đét mưa nhiều hơn ở sườn tây. Sườn đông mưa nhiều hơn vì ảnh hưởng của gió Mậu Dịch từ biển thổi vào. Sườn tây mưa ít hơn vì ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở dãy An-đét
  • Hiểu rõ sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét
  • Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét
  • Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích sơ đồ
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM