Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 41 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ 

Lược đồ Miền Bắc và Đông Bắc bộ

  • Bắc: Giáp Trung Quốc 
  • Tây: Giáp Tây Bắc 
  • Đông: Giáp Biển Đông 
  • Nam: Giáp Bắc Trung Bộ 

→Ý nghĩa về mặt tự nhiên: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc (lạnh và khô)

1.2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước 

  • Mùa đông: Lạnh, kéo dài nhất cả nước 
  • Mùa hạ: Nóng ẩm, mưa nhiều

Hiện tượng băng giá trên đỉnh Mẫu Sơn

1.3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo 

  • Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và toả rộng khắp miền
  • Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hướng chảy của sông ngòi

1.4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng

  • Tài nguyên: Phong phú nhất, giàu có nhất của nước ta (khoáng sản, rừng, du lịch …)
  • Cảnh quan: Vịnh Hạ Long , hồ Ba Bể.

Vịnh Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa trên hình 41.1 (SGK trang 141), xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Gợi ý làm bài

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ. 

- Nằm sát chí tuyến Bắc, tiếp liền với khu vực á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc), chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khô và lạnh.

Câu 2: Quan sát lát cắt địa hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Gợi ý làm bài

Hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là tây bắc - đông nam (thấp dần ra biển)

Câu 3: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào?

Gợi ý làm bài

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà...).

+ Trồng rừng đầu nguồn.

+ Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều. Vùng đất trong đê ngày càng thoái hóa, vùng đất ngoài đê được bồ tụ phù sa hằng năm.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc.

- Đây là miền địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc.

- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:

  • Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất toàn quốc.
  • Địa hình đồi núi thấp với các cánh cung.
  • Tài nguyên phong phú đa dạng được khai thác mạnh.
Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM