Tin học 7 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung bài 4 môn Tin học 7 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ nắm được một số hàm cơ bản như hàm tính tổng, trung bình cộng... Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Khái niệm hàm: Hàm là các công thức được định nghĩa sẵn từ trước, dùng dữ liệu cụ thể để tính toán.
- Ưu điểm khi dùng hàm:
+ Dùng hàm giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tránh được những sai sót khi phải tự viết công thức.
+ Có thể sử dụng địa chỉ ô để tính toán.
Vd: tính trung bình cộng của 3 số
+ Theo công thức: = (2 + 4 + 6)/3
+ Theo hàm: =AVERAGE(2,4,6) hoặc =AVERAGE(A1,A2,A3) như ảnh dưới.
1.2. Cách sử dụng hàm
- Cú pháp của hàm
+ Phần 1: tên hàm( vd: AVERAGE, SUM, MIN,..)
+ Phần 2: các biến. các biến được liệt kê trong dấu “( )” và cách nhau bởi dấu “,”.
- Đối số của hàm
+ Là các biến, biến ở đây có thể là 1 số, 1 địa chỉ ô, hay 1 khối.
+ Số lượng đối số( biến) này phụ thuộc theo từng hàm khác nhau.
- Sử dụng
+ Bước 1: chọn ô cần nhập và nháy đúp
+ Bước 2: gõ dấu =
+ Bước 3: gõ hàm theo cú pháp chuẩn, đầy đủ tên hàm và biến
+ Bước 4: nhấn phím Enter
1.3. Một số hàm thường dùng
a. Hàm tính tổng
- Tên hàm: SUM
- Ý nghĩa: dùng để tính tổng cho 1 dãy các số.
- Cú pháp: =SUM(a,b,c…..).
- Ví dụ:
+, =SUM(15,24,45) tính tổng 3 số 15, 24, 45 dựa trên giá trị số cụ thể.
+, =SUM(A1,A2,A3) tính tổng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.
+, =SUM(A1:A3) tính tổng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.
Kết quả: 12
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm: AVERAGE
- Ý nghĩa: tính trung bình cộng của 1 dãy các số.
- Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,…)
- Ví dụ:
+, =AVERAGE(2,4,6) tính trung bình cộng 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể.
+, =AVERAGE(A1,A2,A3) tính trung bình cộng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.
+, =AVERAGE(A1:A3) tính trung bình cộng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Tên hàm: MAX
- Ý nghĩa: xác định số lớn nhất trong 1 dãy các số.
- Cú pháp: MAX(a,b,c,…)
- Ví dụ:
+, =MAX(2,4,6) xác định số lớn nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 6
+, = MAX (A1,A2,A3) xác định số lớn nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.
+, =MAX(A1:A3) xác định số lớn nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 6 ( địa chỉ ô là A3)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
- Tên hàm: MIN
- Ý nghĩa: xác định số nhỏ nhất trong 1 dãy các số.
- Cú pháp: MIN(a,b,c,…)
- Ví dụ:
+, = MIN (2,4,6) xác định số nhỏ nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 2
+, = MIN (A1,A2,A3) xác định số nhỏ nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.
+, = MIN (A1:A3) xác định số nhỏ nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 2 ( địa chỉ ô là A1)
2. Bài tập minh họa
Hãy cho biết kết quả của hàm tính tổng (SUM) trên trang tính sau:
a) =SUM (A1:A3)
b) =SUM(A1:A3,100)
c) =SUM(A1+A4)
d) =SUM(A1:A2,A5)
Hướng dẫn giải
a) 150
b) 250
c) 75
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hàm AVERAGE là hàm dùng để làm gì?
Câu 2: Kết quả của hàm sau: =SUM(A1:A3), trong đó: A1= 5; A2=39; A3=52?
Câu 3: Kết quả của hàm sau: =AVERAGE(A1:A4), trong đó: A1=16; A2=29; A3= 24 ; A4=15?
Câu 4: Kết quả của hàm sau : =MAX(A1,A5), trong đó: A1=5, A2=8; A3=9; A4=10; A5=2?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nếu trong 1 ô tính có các ký hiệu ########, điều đó có nghĩa là?
A. Công thức nhập sai và bảng tính thông báo lỗi
B. Dòng chứa ô đó có độ cao thấp nên không hiển thị hết chữ số
C. Ô tính đó có độ rộng hẹp nên không hiển thị hết chữ số
D. Nhập sai dữ liệu.
Câu 2: Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27, 2 kết quả phép tính nào sau đây đúng:
A. =MAX(A1,B5,15) cho kết quả là 15
B. =MAX(A1:B5, 15) cho kết quả là 27
C. =MAX(A1:B5) cho kết quả là 27
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Kết quả của hàm =Average(3,8,10) là:
A. 21
B. 7
C. 10
D. 3
Câu 4: Để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 các cách tính nào sau đâu là đúng:
A. =Sum ( A1+B1+C1)
B. =Average(A1,B1,C1)
C. =Average (A1,B1,C1)
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Cho hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện?
A. Tính tổng của ô A5 và ô A10
B. Tìm giá trị lớn nhất của ô A5 và ô A10
C. Tính tổng từ ô A5 đến ô A10
D. Tìm giá trị nhỏ nhất từ ô A5 đến ô A10
Câu 6: Trong Excel, giả sử một ô tính được nhập nội dung:
=SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6) Vậy kết quả của ô tính là bao nhiêu sau khi ấn phím Enter?
A. 11
B. 12
C. 13
D. Một kết quả khác
4. Kết luận
Sau khi học xong bài 4 môn Tin học 7 các em học sinh nắm được một số nội dung cơ bản sau đây:
- Biết khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, sử dụng hàm
- Biết cách sử dụng hàm để giải quyết bài toán trong thực tế
- Tập trung, nghiêm túc, nhận thức được việc sử dụng các hàm.
- Hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
Tham khảo thêm
- doc Tin học 7 Bài thực hành 3: Bảng điểm của em
- doc Tin học 7 Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em
- doc Tin học 7 Bài 5: Thao tác với bảng tính
- doc Tin học 7 Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em
- doc Tin học 7 Bài 6: Định dạng trang tính
- doc Tin học 7 Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm của lớp em
- doc Tin học 7 Bài 7: Trình bày và in trang tính
- doc Tin học 7 Bài thực hành 7: In danh sách lớp em
- doc Tin học 7 Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu
- doc Tin học 7 Bài thực hành 8: Ai là người học giỏi?
- doc Tin học 7 Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
- doc Tin học 7 Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa
- doc Tin học 7 Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp
- doc Tin học 7 Chương 1 Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
- doc Tin học 7 Chương 1 Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel
- doc Tin học 7 Chương 1 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
- doc Tin học 7 Chương 1 Bài thực hành 2: Làm quen với các dữ liệu trên trang tính
- doc Tin học 7 Chương 1 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính