Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
Ngay từ khi xuất hiện, vắcxin đã được coi là một tiến bộ y học quan trọng nhất của thế kỷ XX. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học, con người đã tìm ra được các biện pháp bảo vệ chính mình với số lượng nhiều, an toàn và nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các em hãy cùng tìm hiểu Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắcxin và thuốc kháng sinh.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cơ sở khoa học
- Trong công nghệ gen, người ta có thể cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và ghép nối nó vào một phần tử ADN khác có vai trò là thể truyền. Phân tử ADN này gọi là ADN tái tổ hợp.
- ADN tái tổ hợp được đưa vào tế bào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh (tế bào vi khuẩn này được gọi là tế bào chủ)
- Nhờ sự nhân lên tế bào chủ, các phân tử ADN tái tổ hợp cũng được nhân lên rất nhanh chóng và như vậy đoạn gen cần thiết cũng được nhân lên cùng nó.
- Bằng các kĩ thuật chiết tách, tinh chế, người ta thu lấy những phân tử ADN mang đoạn gen cần thiết để sử dụng những mục đích như sản xuất vacxin, kháng sinh,…
1.2. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vắc xin
- Hiện nay, đã có một số vacxin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gen. Những vacxin đó gọi là vacxin thế hệ mới hay vacxin tái tổ hợp gen.
VD: Vacxin lở mồm long móng thế hệ mới.
- Tìm gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào vi rút gây bệnh lở mồm long móng. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen này và nhân nó lên bằng công nghệ tái tổ hợp gen. Sau đó chiết tách sản phẩm để chế tạo văcxin
- Ý nghĩa, nâng cao nâng suất sản xuất vacxin mà còn tạo sản phẩm vacxin có những ưu điểm sau:
- Rất an toàn vì vacxin không có sự tồn tại mầm bệnh.
- Không cần bảo quản lạnh nên giảm được chi phí và phù hợp với điều kiện sử dụng ở những nước đang phát triển.
1.3. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh
- Hiện nay có khoảng hơn 2500 loại thuốc kháng sinh khác nhau, được sản xuất chủ yếu bằng cách nuôi cấy vi sinh vật (chủ yếu là nấm), chiết xuất lấy các dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh
- Để tăng năng suất tạo kháng sinh, trước kia người ta dùng hai biện pháp:
- Gây tạo đột biến ngẫu nhiên và chọn lấy những dòng vi sinh vật cho năng suất cao nhất.
- Thử nghiệm các loại môi trường nuôi cấy để chọn môi trường thích hợp nhất.
+ Cả hai phương pháp này đều cho kết quả nhưng cần nhiều thời gian và công sức.
- Ngày nay, ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh không chỉ giúp tăng năng suất kháng sinh mà còn tạo ra các kháng sinh mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tình trạng kháng thuốc vi khuẩn ngày càng tăng.
- Một số vắc xin thường dùng.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh có những lợi ích gì?
A. Tăng năng suất
B. Tạo được nhiều loại kháng sinh mới
C. Giảm tình trạng kháng thuốc
D. Cả A, B, C đều đúng
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
- Giải thích: Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh có những lợi ích:
- Tăng năng suất
- Tạo được nhiều loại kháng sinh mới
- Giảm tình trạng kháng thuốc
Bài 2: ADN tái tổ hợp là
A. cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác
B. không có sự tồn tại của mầm bệnh
C. cắt đoạn gen từ phân tử ADN này nối vào vị trí khác của cùng 1 phân tử ADN
D. Tất cả các đáp án đều sai
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: A. cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác
- Giải thích:ADN tái tổ hợp là cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác
Bài 3: Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất kháng sinh có lợi ích gì?
Hướng dẫn giải:
- Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất kháng sinh có lợi ích:
- Giúp tăng năng suất tổng hợp kháng sinh
- Có khả năng tạo ra các loại kháng sinh mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ngày càng tăng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày quy trình sản xuất văcxin tái tổ hợp gen.
Câu 2: Em hãy trình bày cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vac xin và thuốc kháng sinh.
Câu 3: Vac-xin được sản xuất bằng công nghệ gen có những đặc điểm gì khác so với vacxin được sản xuất bằng phương pháp truyền thống?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bước thứ 2 trong quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới là gì ?
A. Tách chiết tạo vac xin
B. Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận ( VK)
C. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen.
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh nào thường được dùng trong thực tiễn?
A. Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.
B. Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất.
C. Đáp án A và B
D. Đáp án A hoặc B
Câu 3: Vac-xin được sản xuất bằng công nghệ gen có những đặc điểm gì khác so với vacxin được sản xuất bằng phương pháp truyền thống?
A. Nâng cao năng suất
B. Trong vacxin không có sự tồn tại của mầm bệnh.
C. Không cần bảo quản lạnh
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Có mấy phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh trong thực tiễn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. Không có đáp án đúng
Câu 5: Nhược điểm của phương pháp truyền thống là gì?
A. Tốn chi phí bảo quản lạnh
B. Tốn nhiều thời gian sản xuất
C. Không ngăn được tình trạng kháng thuốc
D. Tất cả đều đúng
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Biết được cơ sở khoa học và ứng dụng của công nghệ gen trong sản xuất văcxin và thuốc kháng sinh
- Thấy được tầm quan trọng của công nghệ gen trong đời sống
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II