Sinh học 6 Bài 37: Tảo

Nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức về tảo như: môi trường sống, cấu tạo và đặc điểm của tảo. Chúng có vai trò như thế nào với đời sống con người. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây!

Sinh học 6 Bài 37: Tảo

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của tảo

a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)

Hình dạng và cấu tạo tế bào của một phần sợi tảo xoắn

- Cơ thể có dạng sợi, màu xanh lục, trơn, nhớt. 

- Cấu tạo cơ thể tảo:

  • Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối tiếp nhau.
  • Cấu tạo gồm: Vách tế bào, nhân và thể màu chứa diệp lục màu xanh.

- Sinh sản:

  • Sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn.
  • Kết hợp hai tế bào thành hợp tử cho ra sợi tảo mới.

b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)

Rong mơ tảo nước mặn

  • Rong mơ có màu nâu.
  • Cơ thể có hình dạng gần giống cây xanh có hoa.
  • Cấu tạo tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu.
  • Ngoài sinh sản sinh dưỡng rong mơ còn sinh sản hữu tính.

1.2. Một số tảo khác thường gặp

a. Tảo đơn bào

Tảo tiểu cầu, tảo silic

b. Tảo đa bào

Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn

Một số loại tảo khác

Tảo đơn bài, tảo đa bào

→ Đặc điểm của tảo:

  • Tảo là thực vật bậc thấp.
  • Gồm 1 hay nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản.
  • Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
  • Có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục.
  • Hầu hết tảo sống dưới nước.

1.3. Vai trò của tảo

a. Có lợi

  • Cung cấp oxi và làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước.
  • Một số tảo cung cấp thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, phân bón,…

Lợi ích của tảo

b. Có hại

  • Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh làm “nước nở hoa” gây chết cá.
  • Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruông lúa làm lúa khó đẻ nhánh.

Mặt có hại của tảo

2. Bài tập minh họa

Câu 1: So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu. 

So sánh cây đậu với rong mơ

Hướng dẫn giải

  • Giống: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thực sự. Trong cấu tạo tế bào có thể màu.

  • Khác nhau: về hình dạng và màu sắc.

  • Rong mơ chưa có thân lá....thực vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt là mô dẫn (nên phải sống ở nước) bộ phận giống quả chỉ là phao nổi giúp cây đứng thẳng.

Câu 2: Đặc điểm giống nhau giữa tảo xoắn và rong mơ

So sánh tảo xoắn và rong mơ

Hướng dẫn giải

  • Sống ở nước.

  • Cơ thể gồm nhiều tế bào, chưa phân hóa mô
  • Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục
  • Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn?

Câu 2: Quan sát đoạn rong mơ trên mẫu thật hoặc qua hình vẽ. Nhận xét đặc điểm của rong mơ?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào?

A. Rau diếp biển

B. Tảo tiểu cầu

C. Tảo sừng hươu

D. Rong mơ

Câu 2: Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?

A. Tảo sừng hươu

B. Tảo xoắn

C. Tảo silic

D. Tảo vòng

Câu 3: Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất?

A. Tảo tiểu cầu

B. Rau câu

C. Rau diếp biển

D. Tảo lá dẹp

Câu 4: Khi nói về tảo, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Sống chủ yếu nhờ việc hấp thụ chất hữu cơ từ môi trường ngoài

B. Hầu hết sống trong nước

C. Luôn chứa diệp lục

D. Có cơ thể đơn bào hoặc đa bào

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp
  • Nêu được những lợi ích thực tế của tảo
  • Nhận biết một số tảo thường gặp qua tranh vẽ và vật mẫu (nếu có)
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM