Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
Qua nội dung Bài 3: Sản xuất giống cây trồng, các em được tìm hiểu kiến thức về: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng, hệ thống sản xuất giống cây trồng, quy trình sản xuất giống cây trồng.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
- Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.
- Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
1.2. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC):
+ Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao.
+ Nhiệm vụ là duy trì, phục tráng và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. - Được thực hiện tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách
Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủn từ siêu nguyên chủng:
+ Hạt giống nguyên chủng là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng.
Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận:
+ Hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
+ Tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất.
1.3. Quy trình sản xuất giống cây trồng
a. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được xây dựng dựa vào các phương thức sinh sản của cây trồng.
- Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì.
Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (hạt SNC), chọn cây ưu tú.
Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng
Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng
Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng
- Các giống nhập nội, các giống bị thoái hoá (không còn giống siêu nghuyên chủng) sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.
Năm thứ nhất: Gieo hạt của vật liệu khởi đầu (cần phục tráng) chọn cây ưu tú
Năm thứ hai: Đánh giá dòng lần 1. Gieo hạt cây ưu tú thành dòng, chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo ở năm thứ ba
Năm thứ ba: Đánh giá dòng lần 2. Hạt của dòng tốt nhất chia làm hai để nhân sơ bộ và so sánh giống. Hạt thu được là hạt siêu nguyên chủng đã phục tráng
Năm thứ tư: Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng
Năm thứ năm: Sản xuất hạn giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Cho biết những điểm (nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện) khác nhau của từng giai đoạn trong hệ thống sản xuất giống cây trồng?
Hướng dẫn giải:
Bài 2: Quy trình sản xuất giống theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở điểm nào?
Hướng dẫn giải:
Hai phương thức này khác nhau ở quy trình chọn lọc và ở vật liệu khởi đầu:
- Ở phương thức phục tráng có thêm hình thức chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh nên thời gian chọn lọc dài hơn.
- Vật liệu khởi đầu của quy trình sản xuất giống theo phương thức duy trì là hạt tác giả, còn ở quy trình sản xuất theo phương thức phục tráng là giống nhập nội hoặc giống thoái hóa.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hệ thống sản xuất cây trồng gồm các giai đoạn nào?
Câu 2: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?
Câu 3: Trình bày quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì.
Câu 4: Trình bày quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:
A. Do hạt nguyên chủng tạo ra
B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
C. Để nhân ra một số lượng hạt giống
D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
Câu 2: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . . của cây trồng.
A. Đặc điểm hình thái.
B. Đặc điểm sinh lí.
C. Phương thức sinh sản.
D. Phương thức dinh dưỡng.
Câu 3: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
A. Sản xuất hạt giống SNC
B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
Câu 4: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:
A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận
B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú
D. Bắt đầu sản xuất từ giống SNC
Câu 5: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?
A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.
B. Để đạt chất lượng tốt
C. Hạt giống là SNC
D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sản xuất giống cây trồng Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Hệ thống sản xuất giống cây trồng.
- Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ tư duy và sơ đồ phục tráng.
- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
- doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1