Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Thức ăn và dinh dưỡng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vật nuôi. Dựa trên hiểu biết về đặc điểm sinh hoạt và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, người ta đã xác định được tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho từng loại vật nuôi và sản xuất ra các loại thức ăn khác nhau để cung cấp cho từng loại vật nuôi cụ thể. Vậy có những loại thức ăn nào, quy trình sản xuất như thế nào? Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
Muốn sử dụng thức ăn hợp lí và khoa học, cần phải biết thức ăn phù hợp với loại vật nuôi nào, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gì cho vật nuôi. Để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta phân thức ăn thành từng nhóm.
- Thức ăn tinh:
- Thức ăn giàu năng lượng : hạt ngũ cốc giàu tinh bột...
- Thức ăn giàu protein : hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá…
- Thức ăn xanh:
- Thức ăn xanh là các loại rau xanh, cỏ tươi và thức ăn ủ xanh.
- Thức ăn xanh gồm cây họ đậu (cây điền thanh, cây keo giậu,…) , bèo dâu, bèo tấm, rau muống, cây ngô non, lá su hào, bắp cải, cây lạc…
- Thức ăn thô:
- Cỏ khô: là thức ăn dự trữ rất tốt cho trâu, bò về mùa đông. Lợn và gia cầm có thể cho ăn cỏ khô dưới dạng bột cỏ.
- Rơm, rạ: có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng.
- Thức ăn hỗn hợp:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
1.2. Đặc điểm 1 số loại thức ăn của vật nuôi
- Thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm. Để sử dụng thức ăn tinh có hiệu quả, cần phải phối hợp và chế biến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Cần bảo quản cẩn thận vì dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt và chuột phá hoại.
- Thức ăn xanh:
+ Chất lượng phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc và thời kì thu cắt.
+ Cỏ tươi: Cỏ tươi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ. Trong vật chất khô của cỏ tươi chứa nhiều vitamin E, caroten và các chất khoáng.
+ Rau bèo: Rau bèo chứa các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, giàu khoáng và vitamin C.
+ Thức ăn ủ xanh là thức ăn xanh được ủ yếm khí để dự trữ cho trâu, bò ăn trong mùa đông. Cỏ ủ tốt không bị mất chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi rất thích ăn.
- Thức ăn thô:
+ Là loại thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông. Lợn và gia cầm cũng có thể cho ăn cỏ khô dưới dạng bột cỏ.
+ Rơm, rạ có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa, rơm, rạ cần được chế biến bằng phương pháp kiềm hoá hoặc ủ với urê.
- Thức ăn hỗn hợp: Là thức ăn được chế biến, phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
1.3. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
a. Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
- Thức ăn hỗn hợp có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, nhờ vậy tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn. Đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
- Sử dụng thực ăn hỗn hợp tiết kiệm được nhân công, chi phí chế biến, bảo quản… hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm xuất khẩu.
b. Các loại thức ăn hỗn hợp:
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc là hỗn hợp thức ăn có tỉ lệ protein, khoáng,vitamin cao (ở mức độ đậm đặc). Khi sử dụng phải bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho phù hợp (thường là các thức ăn giàu năng lượng như ngô, cám gạo…).
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là thức ăn hỗn hợp đã được bảo đảm đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi. Khi dùng, thường không phải bổ sung các loại thức ăn khác.
c. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:
- Sản xuất thành dạng bột hoặc viên.
- Sản xuất tại các nhà máy quy mô lớn, dây chuyền công nghệ bằng máy móc hiện đậi đảm bảo vệ sinh, chất lượng.
- Quy trình sản xuất: 5 bước SGK
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu
- Bước 3: Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán sẵn
- Bước 4: Ép viên sấy khô
- Bước 5: Đóng bao gắn nhãn hiệu bảo quản
- Thức ăn hỗn hợp có thể sản xuất thành dạng bột (bước 1-2-3-5) hoặc dạng viên (bước 1-2-3-4-5)
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Hãy kể tên và nêu những đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi?
Hướng dẫn giải:
- Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đông vật và khoáng chất, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng để vật nuôi có thể duy trì mọi hoạt đông sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng của từng loại vật nuôi (thịt, trứng, sữa...)
+ Thức ăn tinh: dùng trong chăn nuôi lợn và các loại gia cầm
+ Thức ăn xanh: dùng cho trâu bò, bổ sung chất xơ và vitamin cho lợn và gia cầm
+ Người chăn nuôi dự trữ và chế biến thức ăn xanh bằng phương pháp ủ kị khí gọi là thức ăn ủ xanh.
+ Có thể ủ các loại thức ăn xanh như: cỏ, thân cây ngô, lá cây khoai tây, lá cây bắp cải...
- Giá trị dinh dưỡng thức ăn ủ gần giống thức ăn xanh, lượng đường thấp hơn, có nhiều axit hữu cơ nhiều nhất là axit lắctíc. Trong quá trình ủ lượng gluxit thường bị tiêu hao nhiều hơn các hợp chất nitơ (prôtêin và các hợp chất Nitơ khác).
- Chất lượng thức ăn ủ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn xanh làm nguyên liệu.
+ Thức ăn thô : là loại thức ăn thực vật có tỉ lệ xơ cao từ 20-40% như cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau khu thoạch, là loại thức ăn nghèo năng lượng và prôtêin, bột đường và chất khoáng. Chủ yếu là dùng cho trâu bò những lúc khan hiếm thức ăn xanh (cỏ, cây ngô, bã mía).
+ Thức ăn hỗn hợp : dùng cho hầu hết các loại vật nuôi để có chất lượng sản phẩm tốt nhất cho tiêu dùng đặc biệt là xuất khẩu.
Bài 2: Loại thức ăn đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi là thức ăn gì?
A. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
C. Thức ăn xanh.
D. Tất cả đều đúng.
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Giải thích: Loại thức ăn đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi là: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Thế nào là thức ăn hỗn hợp? Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong việc phát triển chăn nuôi?
Câu 2: Trình bày quy trình công nghệ chế biến thức ăn hỗn hợp.
Câu 3: Trình bày vai trò, phân loại thức ăn hỗn hợp.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ?
A. Làm sạch nguyên liệu
B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
C. Cân đo theo tỉ lệ.
D. Sấy khô
Câu 2: Một số loại thức ăn giàu protein là ...
A. các cây họ đậu
B. thức ăn ủ xanh.
C. các loại rau xanh, cỏ tươi
D. hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá…
Câu 3: Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh:
A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.
B. Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm
C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ
D. Gồm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein
Câu 4: Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp là:
A. Thức ăn được chế biến sẵn.
B. Phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán.
C. Đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
A. Tăng hiệu quả sử dụng.
B. Tiết kiệm được nhân công.
C. Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản
D. Tất cả đều đúng
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sản xuất thức ăn cho vật nuôi Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Hiểu được đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
- Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II