Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về đặc điểm các khu vực địa hình trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 29 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khu vực đồi núi
Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a. Vùng núi Đông Bắc
- Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
- Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b. Vùng núi Tây Bắc
- Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
- Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c. Vùng Trường Sơn Bắc
- Dài khoảng 600km.
- Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
- Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d. Vùng Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e. Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
1.2. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn
- Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
- Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b. Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ
- Diện tích khoảng 15.000km2
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
1.3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Bờ biển nước ta dài 3260km
Có 2 dạng chính:
- Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
- Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
2. Luyện tập
Câu 1: Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?
Gợi ý làm bài
Vì Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao đồ sộ, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng (3143m) cao nhất ở nước ta.
Câu 2: Nhìn trên hình 29.3 (SGK trang 106) em thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như thế nào?
Gợi ý làm bài
Nhìn trên hình 29.3, thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như một tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy là đoạn bờ biển kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Câu 3: So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên (hình 29.2 và 29.3) em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?
Gợi ý làm bài
- Giống nhau:
+ Là hai đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các con sông lớn.
+ Địa hình bằng phẳng và rộng lớn.
+ Đất đai màu mỡ, cây cối phát triển trù phú.
+ Địa hình thấp dần ra biển và tiếp tục được mở rộng.
- Khác nhau:
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Đặc điểm cấu trúc, phân bố các khu vực địa hình: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Biết một số ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế- xã hội.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người
- doc Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 27: Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ