Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về vùng biển Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 24 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
- Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.
- Nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc
- Có 2 vịnh: Vịnh Bắc Bộ, Vinh Thái Lan
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông
- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
- Chế độ gió
- Gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4.
- Các tháng còn lại ưu thế là gió Tây Nam.
- Riêng Vịnh Bắc Bộ có hướng gió Nam.
- Gió trên biển mạnh hơn trên đất lền
- Chế độ hải văn theo mùa.
- Chế độ nhiệt:
- Ở biển mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn trên đất liền
- Biên độ nhiệt trong năm nhỏ
- Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 23oC
- Chế độ mưa:
- Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền đạt từ 1100 – 1300mm/ năm.
- Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
- Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
- Dòng biển: Hình thành trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính
- Dòng biển mùa Đông chảy theo hướng Đông Bắc
- Dòng biển mùa Hạ chảy theo hướng Tây Nam
1.2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam
a. Tài nguyên biển
- Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 phần diện tích đất liền, có giá trị về nhiều mặt.
- Là cơ sở để nhiều ngành kinh tế đặc biệt là đánh bắt chế biến hải sản, khai thác dầu khí.
b. Môi trường biển
- Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển.
2. Luyện tập
Câu 1: Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 89), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Gợi ý làm bài
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính:
- Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc.
- Dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Câu 2: Quan sát hình 24.2 (SGK trang 88), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?
Gợi ý làm bài
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1.
- Biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).
- Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam.
- Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.
Câu 3: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Gợi ý làm bài
Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải:
- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: đối với thủy sản khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm hoạt động nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: Trong khai thác dầu khí cần chú ý hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu...để tránh gây ô nhiễm; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.
- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép.
- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển của nước ta: Là một biển lớn tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, diện tích là 3.447.000km2.Biển nóng quanh năm, chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa, chế độ thủy triều phức tạp.
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi và nêu một số đặc điểm của biển VN.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người
- doc Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 27: Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ