Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người
Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ thông qua bài thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người Địa lý 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 22 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Biết xử lí bảng số liệu và vẽ được biểu đồ đường .
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người.
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu.
1.2. Dụng cụ
- Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Nội dung tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
Bảng 22.1. Tốc độ tăng dân sô, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm Tiêu chí |
1995 |
1998 |
2000 |
2002 |
Dân số |
100,0 |
103,5 |
105,6 |
108,2 |
Sản lượng lương thực |
100,0 |
117,7 |
128,6 |
131,1 |
Bình quân lương thực theo đầu người |
100,0 |
113,8 |
121,8 |
121,2 |
Gợi ý làm bài
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
2.2. Hoạt động 2: Đọc và phân tích biểu đồ
Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng
c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
Gợi ý làm bài
a) - Thuận lợi:
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Một số nơi đất đã bị bạc màu.
+ Thiếu nước trong mùa khô.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng
c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu. Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực cà bình quân lương thực theo đầu người đề củng cố kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 19: TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển CN
- doc Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 30: TH: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 37: TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- doc Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí