Công nghệ 12 Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần

Ở bài học trước, chúng ta đã được nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại công suất âm tần.

Hôm nay,  chúng ta sẽ được nhận biết các linh kiệc trên mạch lắp ráp và làm việc với mạch khuếch đại âm tần trong thực tế. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần để nghiên cứu và khắc sâu hơn nhé

Công nghệ 12 Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần

1. Tóm tắt lý thuyết

a. Kiến thức liên quan

- Ôn lại kiến thức các bài:

b. Chuẩn bị dụng cụ:

  • Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh)
  • Mạch khuếch đại âm tần đã lắp sẵn.
  • Có bản vẽ sơ đồ nguyên lí mạch khuếch đại âm tần phóng to.
  • Nguồn một chiều tương ứng với mạch đã lắp sẵn.
  • Micro và loa

2. Quy trình thực hành

- Bước 1: Tìm hiểu nguyên lí của mạch theo bản vẽ

  • Khuếch đại đẩy kéo có biến áp

Sơ đồ mạch đẩy kéo song song có biến áp

  • Vẽ sơ đồ nguyên lí thực hành
  • Giải thích hoạt động của sơ đồ mạch.

- Bước 2: Nhận biết linh kiện trên mạch lắp ráp theo sơ đồ nguyên lí.

  • Căn cứ vào bản vẽ nguyên lí và bảng mạch, chỉ ra được những linh kiện tương ứng của sơ đồ.
  • Ghi tên các linh kiện và thông số của chúng vào mẫu báo cáo

- Bước 3: Cấp nguồn điện cho mạch hoạt động, kiểm tra sự làm việc của mạch.

3. Báo cáo thực hành

Mẫu báo cáo

MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN

Họ và tên: ……………………………………..

Lớp: …………………………………………...

  • Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại âm tần
  • Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại âm tần.
  • Bảng kí hiệu, số liệu kỹ thuật các linh kiện trong sơ đồ.

Bảng báo cáo kết quả thực hành

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Nhận biết được các linh kiện trên mạch lắp ráp.
  • Mô tả được nguyên lý làm việc của mạch điện tử.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM