Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp
Thực vật có thể tự mình chế tạo chất hữu cơ để sử dụng. Vậy nhờ bộ phận nào mà cây xanh chế tạo được chất hữu cơ? Trong điều kiện nào thì cây thực hiện được chức năng đó? Nội dung bài dưới đây sẽ giúp các em trả lời được các vấn đề này!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Để chậu cây khoai lang vào chỗ tối 2 ngày.
- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.
- Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt hoặc chiếu bóng 500W từ 4 – 6 giờ.
- Ngắt chiếc lá và bỏ băng giấy đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy.
- Rửa lá bằng nước ấm.
- Bỏ lá vào cốc đựng dung dịch Iốt loãng
- Nhận xét: Bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá được nhận ánh sáng.
- Phần lá không bị bịt kín bắt màu xanh tím.
- Chỉ có phần không bị bịt kín chế tạo được tinh bột. Vì phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.
- Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi đun nóng
1.2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế biến tinh bột
- Tiến hành thí nghiệm:
- Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước và úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào.
- Để cốc A chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc B để ra chỗ nắng hoặc dưới đèn sáng có chụp.
- Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm lấy ra khỏi 2 cốc và lật ngược lại.
- Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.
Video khi cây Quang hợp
- Nhận xét: Có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B. Đó là khí ôxi vì đã làm que đóm vừa tắt lại bùng cháy.
- Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxi ra môi trường bên ngoài.
1.3. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
Video thử tinh bột bằng Iod
- Cây trong chuông A
- Điều kiện thí nghiệm khác nhau: Có cốc nước vôi trong → Không có khí cácbonic
- Màu sắc lá khi thử dung dịch iốt: Có màu vàng
- Xác định tinh bột trong lá: Không có
- Cây trong chuông B
- Điều kiện thí nghiệm khác nhau: Không có cốc nước vôi trong → Có khí cácbonic
- Màu sắc lá khi thử dung dịch iốt: Có màu xanh tím
- Xác định tinh bột trong lá: Có
⇒ Kết luận: Để chế tạo tinh bột lá cây cần khí các bonic
1.4. Khái niệm về quang hợp
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí Cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra môi trường ngoài khí Oxi.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải
Bịt lá bằng giấy đen làm cho lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng, để kiểm tra xem lá có quang hợp được không.
Câu 2: Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
Hướng dẫn giải
Chỉ có phần không bị bịt giấy mới quang hợp được và tạo ra tinh bột. Bởi vì khi bỏ vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì phần không bị bịt có màu xanh (do Iốt tác dụng với tinh bột tạo ra chất có màu xanh).
Câu 3: Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
Hướng dẫn giải
Qua thí nghiệm trên ta có thể kết luận: Ánh sáng là điều kiện để lá quang hợp được, nếu không có ánh sáng sẽ không có quá trình tạo quang hợp tạo chất hữu cơ.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Câu 2: Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào ?
A. Khí hiđrô
B. Khí nitơ
C. Khí ôxi
D. Khí cacbônic
Câu 2: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột ?
A. Hoa
B. Rễ
C. Lá
D. Thân
Câu 3: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì ?
A. Nhiệt độ thấp
B. Có ánh sáng
C. Độ ẩm thấp
D. Nền nhiệt cao
Câu 4: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không ? Vì sao ?
A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng
D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi.
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.
- Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cây cần sử dụng để chế tạo tinh bột?
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
- doc Sinh học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- doc Sinh học 6 Bài 22: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa quá trình
- doc Sinh học 6 Bài 23: Cây hô hấp không?
- doc Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- doc Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá