Công nghệ 9 Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Nhằm giúp các em tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản thiết bị nhà bếp cách nào giúp cho những đồ dùng đó bền, đẹp hơn và bảo đảm an toàn lao động khi nấu ăn. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài 2 Công nghệ 9 dưới đây!

Công nghệ 9 Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp

a. Dụng cụ nhà bếp

- Một số đồ dùng để cắt thái được sử dụng trong nhà bếp:

  • Dụng cụ cắt thái có tác dụng làm nhỏ thực phẩm trước khi chế biến để món ăn nhìn đẹp và vừa miệng hơn.
  • Ví dụ: dao, kéo, ....

Dụng cụ cát thái

- Một số dụng cụ để trộn được sử dụng trong nhà bếp:

  • Dụng cụ để trộn có tác dụng làm thức ăn được trộn và đảo đều trước khi nấu cho món ăn ngon hơn.
  • Ví dụ: cây đánh trứng, máy trộn salat

Dụng cụ trộn

- Một số dụng cụ đo lường được sử dụng trong nhà bếp:

  • Dụng cụ đo lường thức ăn giúp việc cân đo, tính toán khối lượng của thực phẩm dễ dàng.
  • Đảo bảo vừa đủ lượng thức ăn trong 1 bữa ăn, không thiếu mà cũng không thừa.
  • Ví dụ: ca đong, ...

Dụng cụ đo lường

- Một số dụng cụ nấu nướng được sử dụng trong nhà bếp:

  • Dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo giúp chúng ta nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện. 
  • Ví dụ: chảo,...

Dụng cụ nấu nướng

- Một số dụng cụ dọn ăn:

  • Những dụng cụ để bày và dọn thức ăn ra giúp chúng ta ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
  • Ví dụ: mâm,...

Dụng cụ dọn ăn

- Một số dụng cụ dọn rửa:

  • Dụng cụ dọn rửa có tác dụng giúp chúng ta dọn rửa bát, đĩa, xoong nồi ... thuận tiện và sạch.
  • Ví dụ: bồn rửa bát,...

Dụng cụ dọn rửa

- Một số dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp:

  • Dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp giúp chúng ta bảo quản thức ăn hoặc thực phẩm không bốc mùi, không ôi thiu,…
  • Ví dụ: lò vi sóng,...

Dụng cụ bảo quản

b. Thiết bị nhà bếp

- Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng,……

Thiết bị dùng điện

- Thiết bị dùng gas như: bếp gas, lò gas,….

Thiết bị dùng gas

1.2. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

- Đồ gỗ

  • Không ngâm nước
  • Nên rửa bằng nước rửa chén và phơi gió
  • Tránh hơ nắng hoặc lửa

Đồ gỗ không ngâm nước

- Đồ nhựa

  • Không để gần lửa
  • Không chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ
  • Rửa nước rửa chén, phơi khô ráo

Đồ nhựa để nơi khô ráo

- Đồ thủy tinh, tráng men

  • Dễ vỡ, dễ tróc men
  • Nên đun lửa nhỏ, dùng đũa, thìa gỗ.
  • Nên rửa nước rửa chén và để khô, ráo
  • Không nên sử dụng đồ dùng đã tróc men

Dùng thìa gỗ nấu ăn

- Đồ nhôm, gang

  • Dễ rạn nứt, móp méo
  • Nên dùng bùi nhùi nhôm và rửa bằng nước rửa chén
  • Không để ẩm ướt
  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

Đồ nhôm

- Đồ inox

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày
  • Không đun lửa to vì dễ bi ố
  • Không dùng bùi nhùi nhôm để rửa
  • Nên dùng đũa, thìa gỗ xào nấu

Đồ inox

- Đồ điện

  • Trước khi sử dụng: kiểm tra dây điện, ổ cắm
  • Khi sử dụng: thao tác đúng quy cách
  • Sau khi sử dụng: ngắt điện, lau chùi sạch, tránh dính nước

Một số đồ điện

2. Luyện tập

Câu 1: Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó? 

Gợi ý làm bài

  • Đồ gỗ, nhựa, thuỷ tinh, đồ tráng men, gang, đồ nhôm, đồ sắt không gỉ, đồ dùng điện  ...
  • Tên một số dụng cụ và thiết bị đó : bát, xoong, nồi, chảo, đũa, thìa, môi, dĩa, dao, kéo, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, nồi hầm, ấm nước ...

Câu 2: Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, thủy tinh, nhựa? 

Gợi ý làm bài

- Đồ nhựa

  • Không để gần lửa
  • Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng , sôi …
  • Khi sử dụng xong, nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà bông) thật sạch và phơi cho khô ráo.

- Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men

  • Nên cẩn trọng trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men
  • Chỉ nên đun lửa nhỏ
  • Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa( muỗng ) bằng gỗ để xào xáo thức ăn , tránh dùng thìa nhôm
  • Sử dung xong, phải rửa bằng nước rửa chén, bát ( hoặc xà bông )thật sạch và phơi cho khô ráo
  • Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men dã bị tróc lớp men

- Đồ nhôm, gang

  • Nên cẩn trọng khi sử dụng vì dễ tình bạn rạn nứt, móp méo
  • Không để ẩm ướt;
  • Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà bông)
  • Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối , axit …lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.

Câu 3: Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp .Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào? 

Gợi ý làm bài

- Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, lò vi sóng, lò nước ...

- Đồ dùng điện 

  • Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện. 
  • Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách. 
  • Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch , tránh để dính nước.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.
  • Biết sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM