Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Bài học này các em sẽ được tìm hiểu về dân số và tốc độ gia tăng dân số của nước ta. Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Để biết được tình hình gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở Việt Nam có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Số dân
- Năm 2018, dân số Việt Nam đạt 95,5 triệu người.
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
1.2. Gia tăng dân số
a. Dân số
- Sự biến đổi dân số:
- Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số
- Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
- Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
- Gia tăng tự nhiên cao.
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
b. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
- Gia tăng tự nhiên cao có xu hướng giảm dần, do thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về Kế hoạch hóa gia đình.
- Năm 2003, gia tăng tự nhiên nước ta 1,32%
- Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
- Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
- Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
- Nguyên nhân:
- Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
- Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
1.3. Cơ cấu dân số
a. Theo giới tính
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
- Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
- Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.
b.Theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
- Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
- Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
2. Luyện tập
Câu 1: Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Gợi ý làm bài
- Tình hình gia tăng dân số:
- Nước ta bắt đầu “bùng nổ dân số từ cuối những năm 50.
- Đến những năm cuối thế kỷ XX thì tình hình dân số dần ổn định.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
- Hiện nay dân số Việt Nam vẫn tăng 1 triệu người/ năm.
- Giải thích: mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên có giảm nhưng nước ta có dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên dân số nước ta vẫn tăng nhanh.
Câu 2: Trình bày hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh ở nước ta?
Gợi ý làm bài
- Sức ép đôi với sự phát triển kinh tế.
- Vấn đề việc làm
- Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
- Sức ép đối với phát triển xã hội.
- Chất lượng cuộc sống
- GDP bình quân đầu người thấp
- Các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế…
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Suy giảm nguồn tài nguyên
- Ô nhiễm môi trường
- Không giam cư trú chật hẹp
Câu 3: Dựa vào bảng 2.2 trong SGK, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở nước ta?
Gợi ý làm bài
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
- Từ 0 đến 14 tuổi: 33,5% (năm 1999).
- Từ 15 đến 59 tuổi: 58,4% (năm 1999).
- Từ 60 tuổi trở lên: 8,1% (năm 1999).
⟹ Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng.
- Cơ cấu dân số theo giới: cuộc sống hòa bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
Câu 4: Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng.
Tính đến năm 2009, dân số nước ta là:
☐ 85,2 triệu người
☐ 85,5 triệu người
☐ 85,8 triệu người
☐ 86,3 triệu người
Gợi ý làm bài
Tính đến năm 2009, dân số nước ta là: 85,8 triệu người
3. Kết luận
Qua bài này các em phải nắm được tình hình dân số nước ta, cơ cấu dân số nước ta. Và sự gia tăng dân số gây ra những hậu quả: Về kinh tế: kinh tế phát triển không bắt kịp với sự gia tăng dân số. Về xã hội: việc làm, nhà ở, khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông. Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật – thực vật suy giảm.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- doc Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
- doc Địa lí 9 Bài 4: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống
- doc Địa lí 9 Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999