Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
Chức năng của lá là gì? Lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng ấy? Mời các em cùng trả lời các câu hỏi trên thông qua nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 19
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm bên ngoài của lá
a. Phiến lá
- Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt... thu nhận ánh sáng.
- Ví dụ:
1-Lá trúc đào 2-Lá rau muống 3-Lá rau ngót 4-Lá địa lan
5- Lá kinh giới 6-Lá lốt 7-Lá xương sông 8-Lá rau má 9-Lá sen
b. Gân lá
- Gân hình mạng: Lá gai, lá dâu tằm…
- Gân song song: Lá rẻ quạt, lá địa lan…
- Gân hình cung: Lá địa liền,…
A- Gân hình mạng (lá gai); B- Gân song song (lá rẻ quạt); C-Gân hình cong (Lá địa liền)
c. Lá đơn và lá kép
Lá đơn (Lá mồng tơi) - Lá kép (Lá hoa hồng)
-
Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống đều mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng lúc. VD: rau muống, lá sen, lá lốt,…
-
Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là chét), chồi nách chỉ có ở phía trên phiến chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. VD: lá hoa hồng, lá rau ngót, lá bưởi…
1.2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Mọc cách: Cây lá dâu, cây mồng tơi…
- Mọc đối: Lá cây dừa cạn…
- Mọc vòng: Lá cây dây huỳnh…
1- Mọc cách (Cây lá dâu); 2- Mọc đối (lá cây dừa cạn); 3- Mọc vòng (Lá cây dây huỳnh)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cách bố trí lá ở mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của lá trên cây?
Hướng dẫn giải
Lá trên các mấu thân xếp sole nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Câu 2: Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng?
Hướng dẫn giải
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau.
- Có nhiều kiểu gân lá (3 kiểu chính)
- Có 2 loại lá chính: Lá đơn và lá kép.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau?
Câu 2: Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành? Là những kiểu nào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của loài thực vật nào dưới đây ?
A. Cao lương
B. Rẻ quạt
C. Gai
D. Địa liền
Câu 2: Cây nào dưới đây có lá kép lông chim ?
A. Ngũ gia bì
B. Chùm ngây
C. Xương sông
D. Rau muống biển
Câu 3: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?
A. Cỏ tranh
B. Khoai tây
C. Sen
D. Nghệ
Câu 4: Cây nào dưới đây có lá mọc đối ?
A. Ổi
B. Mồng tơi
C. Dâu tằm
D. Dây huỳnh
Câu 5: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất ?
A. Sen
B. Nong tằm
C. Bàng
D. Vàng tâm
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- doc Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp
- doc Sinh học 6 Bài 22: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa quá trình
- doc Sinh học 6 Bài 23: Cây hô hấp không?
- doc Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- doc Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá