Tiếng Việt lớp 5 bài 17B: Những bài ca lao động
eLib xin giới thiệu đến các em bài học Những bài ca dao lao động để các em tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt
Mục lục nội dung
1. Hoạt động cơ bản
1.1. Giải câu 1 trang 183 SGK VNEN Tiếng Việt 5
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Bức tranh vẽ cảnh gì? Người đó đang làm gì?
b) Em biết những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự lao động vất vả của người nông dân?
Hướng dẫn giải:
a) Bức tranh vẽ cảnh một người nông dân đang đánh trâu để cày ruộng ở ngoài đồng.
b) Một số câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nói về sự lao động vất vả của người nông dân đó là:
1/ Chân lấm tay bùn.
2/ Hai sương một nắng.
3/ Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
4/
Muốn no thì phải hay làm
Một hạt lúa vàng, chín giọt mồ hôi.
Quanh năm, cấy hái cày bừa
Vụ chiêm tiết hạ, vụ mùa tiết đông.
Ai về nhắn chị em cùng
Muốn cho no ấm, nghề nông chuyên cần.
5/
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vố nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Mai sau lúa tốt đầy đồng
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn.
1.2. Văn bản "Ca dao về lao động sản xuất"
Ca dao về lao động sản xuất
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần!
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi! chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
1.3. Nội dung chính của văn bản
Nhìn chung cả ba bài "Ca dao về lao động sản xuất" trên đã tái hiện thành công những nỗi vất vả, gian nan của những người nông dân trong công cuộc lao động sản xuất. Những bài ca dao trên còn dạy chúng ta về cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.
1.4. Giải thích các cụm từ khó trong bài
- Cày đồng: hành động làm ruộng của con người.
- Công lênh: nghĩa là công lao.
1.5. Câu hỏi và hướng dẫn giải
Câu 1.
Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động, sản xuất?
Hướng dẫn giải:
- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong sản xuất:
+ Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
+ Ai ơi, bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
- Những hình ảnh nói lên nỗi lo lắng của người nông dân trong sản xuất
+ Đi cấy còn phải trông nhiều bề: Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; trông cho chân cứng đá mềm; Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Câu 2.
Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
Hướng dẫn giải:
- Những câu thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân đó là:
+ Công lênh chẳng quản lâu đâu,/Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Câu 3.
Tìm những câu ở cột A phù hợp với từng nội dung ở cột B
- Cột A:
+ a. Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
+ b. Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
+ c. Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
- Cột B:
+ 1. Khuyên nông dân chăm chỉ, cấy cày.
+ 2. Thể hiện sự quyết tâm của người nông dân trong lao động.
+ 3. Nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
Hướng dẫn giải:
a -3
b - 1
c - 2
2. Hoạt động thực hành
Câu 1.
Chuẩn bị kể cho các bạn nghe một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Hướng dẫn giải:
Kể lại chuyện “Phần thưởng”
Em đã được nghe, được đọc rất nhiều câu chuyện về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác nhưng ấn tượng với em nhất có lẽ là câu chuyện Phần thưởng mà em đã được học hồi lớp 2.
Câu chuyện kể về một bạn nữ tên là Na, Na Là một cô bé rất tốt bụng hay giúp đỡ các bạn trong lớp. Khi thì Na gọt bút chì hộ Lan, cho bạn Minh mượn tẩy, thỉnh thoảng Na còn trực nhật giúp những bạn bị mệt,…Na chỉ buồn một chuyện đó là mình học chưa giỏi. Năm học kết thúc các bạn trong lớp thi nhau bàn luận xem mình sẽ được danh hiệu gì, chỉ có Na là ngồi im một góc buồn vì biết mình chỉ được học lực trung bình. Vào giờ ra chơi các bạn trong lớp xúm vào bàn bạc một chuyện bí mật rồi kéo nhau đến gặp cô giáo. Cô mỉm cười khen ý kiến của các bạn rất hay.
Lễ tổng kết năm học đến, các bạn học sinh giỏi vui vẻ bước lên bục giảng để nhận phần thưởng. Bất ngờ cô giáo nói: “Bây giờ, cô sẽ trao cho bạn Na một phần thưởng đặc biệt mà cả lớp đề nghị tặng cho bạn Na. Bạn Na tuy học chưa giỏi nhưng có một tấm lòng rất đáng biểu dương.”. Lúc đó Na đã hết sức ngạc nhiên, hai má đỏ bừng, mắt sáng long lanh vì cảm động và bước lên bục giảng nhận phần thưởng giữa tiếng hoan hô vang dội.
Câu chuyện này đã giúp em hiểu được chúng ta cần phải đề cao lòng tốt, khuyến khích các bạn học sinh và tất cả mọi người cần phải sống đẹp, thường xuyên làm điều tốt.
Câu 2.
Thi kể chuyện trước lớp
a) Đại diện các nhóm xung phong thi kể chuyện trước lớp. Nghe thầy cô hỏi và trả lời về ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
b) Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa: Câu chuyện giúp em hiểu được rằng trong cuộc sống cần phải sống tốt đẹp, biết giúp đỡ và yêu thương những người xung quanh mình.
Câu 3. Điền các thông tin của em để hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Ví dụ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC Lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019
ĐƠN XIN HỌC
Kính gửi thầy (cô ) Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi
Em tên là :Trần Minh Anh
Nam, nữ : nữ
Sinh ngày : 20/12/2008
Tại : Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Quê quán : số nhà 180 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ thường trú : số nhà 180 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
Đã hoàn thành chương trình tiểu học
Tại trường tiểu học: Phương Trung
Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi xét cho em được vào lớp 6 của Trường.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt .
Em xin trân trọng cảm ơn .
Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn
Ví dụ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thống Nhất, ngày 8 tháng 9 năm 2006
ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN
Kính gửi : Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Thống Nhất
Em tên là : Phạm Nguyễn Anh Tuấn
Nam / Nữ : Nam
Sinh ngày : 12 / 8 / 1994
Tại : Thái Bình
Quê quán : Xã Thống Nhất - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình
Địa chỉ thường trú : Như trên
Học sinh lớp : 6A
Đã hoàn thành chương trình Tiểu học.
Em làm đơn này kính đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xét cho em được học môn tiếng Anh theo chương trình tự chọn.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn
Chúng tôi kính mong Ban giám
hiệu nhà trường chấp nhận đơn và Phạm Nguyễn Anh Tuấn
xét duyệt cho con chúng tôi được
học môn tiếng Anh tự chọn
Xin chân thành cảm ơn nhà trường!
Phạm Việt Trung
Câu 4. Đổi bài cho các bạn để sửa lỗi
Câu 5. Dựa vào mẫu đơn trên, hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được tham gia một trong các hoạt động sau:
- Học một môn học tự chọn (Tiếng Dân tộc, Tiêng Anh, Tin học,...).
Hướng dẫn giải:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019
ĐƠN XIN HỌC MÔN NĂNG KHIẾU HÁT
Kính gửi thầy (cô) Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Trung
Em tên là: Trần Minh Anh
Nam, nữ: Nữ
Sinh ngày : 23/6/2007
Tại: Bệnh viện Bưu điện Hà Nội
Quê quán : số nhà 180 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ thường trú : số nhà 180 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
Hiện đang học Lớp 5 tại Trường: Tiểu học Phương Trung
Em làm đơn này xin đề nghị Nhà trường xét cho em được học môn năng khiếu: Hát
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt .
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn
Mong thầy cô giáo tạo điều kiện cho em Minh Anh
Tôi xin chân thành cảm ơn. Trần Minh Anh
3. Hoạt động ứng dụng
Câu hỏi:
Hỏi người thân để biết thêm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về lao động sản xuất.
Hướng dẫn giải:
1. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
2. Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền
3. Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống
4. Lúa khô nước cạn ai ơi,
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu.
5. Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.
6. Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa
7. Một lời chào cao hơn mâm cỗ,
Mất một lời chào xấu hổ ngàn năm.
8. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Rằm tháng mười chưa cưới đã tối
4. Tổng kết
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nắm được nội dung bài Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất.
- Biết được một số câu cao dao tục ngữ.
- Vận dụng giải bài tập SGK.
- Biết biết viết một lá đơn xin học.
Tham khảo thêm
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 14B: Hạt vàng làng ta
- doc Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 15B: Những công trình mới
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 15C: Những người lao động
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 16C: Từ ngữ miêu tả
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 16B: Thầy cúng đi viện
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 17A: Người dời núi mở đường
- doc Tiếng Việt lớp 5 bài 17C: Ôn tập về câu