Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
Qua nội dung Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch nhằm giúp các em biết phương pháp và trồng được cây trong dung dịch; rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành, tính cẩn thận, tỉ mỉ; thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Mời các em cùng theo dõi bài học dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Ôn lại kiến thức Sinh học 6: Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Kiến Thức bổ sung: Dung dịch Knôp có thành phần như sau
- Ca(NO3)2: 1.0
- KH2PO4: 0.25
- MgSO4.7H2O: 0.25
- KCL: 0.0125
- FeCL3: 0.0125
+ Khi pha trộn cần phải tuân thủ trình tự pha các chất như trên, để tránh hiện tượng kết tủa.
2. Quy Trình thực hành
a. Chuẩn bị dụng cụ
- Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 - 5 lít.
- Bình có nắp đậy, có đục 3 lỗ (để trồng cây và thông khí).
- Nên chọn bình có màu tối, để không cho ánh sáng xuyên qua.
- Dung dịch dinh dưỡng
- Dung dịch dinh dưỡng Knôp.
- Dung dịch dinh dưỡng Sông gianh.
- Dung dịch dinh dưỡng VINA-01.
- Cây thí nghiệm
- Cây ưa nước và có thời gian sinh trưởng ngắn.
- Cây có bộ rể thẳng.
- Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định độ pH của dung dịch.
- Cốc thủy tinh dung tích 1000ml.
- Ống hút dung tích 10ml.
- Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2%.
b. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng.
- Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây, chú ý không nên đổ quá đầy.
Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng.
- Dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch.
- Dùng dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2% để điều chỉnh.
- Độ pH của một số cây trồng:
- Lúa: từ 5,5 đến 6,5
- Ngô: từ 6,5 đến 7,0
- Đậu,đỗ: từ 6,5 đến 7,0
- Cà chua: từ 5,5 đến 6,5
- Bắp cải: trên 7,0
- Hoa cúc: 6,0 đến 6,5
Bước 3: Chọn cây
Chọn những cây khỏe mạnh, có rễ mọc thẳng.
Bước 4: Trồng cây trong dung dịch.
- Luồn rể cây qua lỗ ở nắp hộp.
- Một phần rể ngập trong dung dịch, phần không ngập để hô hấp.
Bước 5: Theo dõi sinh trưởng của cây
3. Báo cáo kết quả thực hành các nhóm
Mẫu báo cáo
Họ và tên …………..
Lớp …………………
4. Kết luận
- Khi học xong bài này học sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trồng được cây trong dung dịch.
- Rèn luyện tính cẩn thận tỉ mỉ.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1