Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 109: Luyện tập chung

Môn Toán là môn quan trọng và tương đối khó với các em học sinh lớp 5, với mong muốn giúp các em nắm thật vững kiến thức và làm bài thật hiệu quả eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập VBT Toán 5 tập 2 trang 28, 29 bên dưới đây. Với nội dung chi tiết, rõ ràng được trình bày logic, khoa học hứa hẹn sẽ mang lại cho các em thật nhiều kiến thức bổ ích.

Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 109: Luyện tập chung

1. Giải bài 1 trang 28 VBT Toán 5 tập 2

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:

a) Chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,5m và chiều cao 1,1m.

b) Chiều dài \(\displaystyle {4 \over 5}dm\), chiều rộng \(\displaystyle {1 \over 3}dm\), chiều cao \(\displaystyle {3 \over 4}dm\)

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao = (chiều dài +  chiều rộng) × 2 × chiều cao .

- Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

\((1,5 + 0,5) × 2 × 1,1 = 4,4 \;(m^2)\)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

\(1,5 × 0,5 = 0,75 (m^2)\)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

\(4,4 + 0,75 × 2 = 5,9 (m^2)\)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 

\(\displaystyle \left( {{4 \over 5} + {1 \over 3}} \right) \times 2 \times {3 \over 4} = {{17} \over {10}}\,\left( {{dm^2}} \right)\)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là 

\(\displaystyle {4 \over 5} \times {1 \over 3} = {4 \over {15}}\,\left( {{dm^2}} \right)\)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

\(\displaystyle {{17} \over {10}} + {4 \over {15}} \times 2 = {{67} \over {30}}\,\left( {{dm^2}} \right)\)

Đáp số: \(a)\; 4,4m^2 ; 5,9m^2 \,;\) \(b)\; \displaystyle {{17} \over {10}}{dm^2}\,;\,{{67} \over {30}}{dm^2}.\)

2. Giải bài 2 trang 29 VBT Toán 5 tập 2

Một hình lập phương có cạnh 5cm. Nếu cạnh của hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh ; diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần?

Phương pháp giải

- Áp dụng các công thức:

Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6. 

- Để xác định số lần tăng lên là bao nhiêu, ta thực hiện : Lấy diện tích xung quanh (toàn phần) mới (sau khi tăng) chia cho diện tích xung quanh (toàn phần) cũ (trước khi tăng).

Hướng dẫn giải

+) Hình lập phương cạnh 5cm.

Diện tích xung quanh hình lập phương đó là:

(5 × 5) × 4 = 100 (cm2)

Diện tích toàn phần hình lập phương đó là:

(5 × 5) × 6 = 150 (cm2)

+) Hình lập phương mới:

Cạnh của hình lập phương sau khi tăng lên 4 lần là:

4 × 5 = 20 (cm)

Diện tích xung quanh hình lập phương mới là:

(20 × 20) × 4 = 1600 (cm2)

Diện tích toàn phần hình lập phương mới là:

(20 × 20) × 6 = 2400 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương mới gấp diện tích xung quanh của hình lập phương ban đầu số lần là:

1600 : 100 = 16 (lần)

Diện tích toàn phần của hình lập phương mới gấp diện tích toàn phần của hình lập phương ban đầu số lần là :

2400 : 150 = 16 (lần)

Vậy nếu cạnh của hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh gấp lên 16 lần; diện tích toàn phần gấp lên 16 lần.

3. Giải bài 3 trang 29 VBT Toán 5 tập 2

Viết số đo thích hợp vào ô trống :

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

- Chu vi mặt đáy = (chiều dài + chiều rộng) × 2.

- Nửa chu vi mặt đáy = chiều dài + chiều rộng = chu vi : 2.

- Chiều dài = nửa chu vi – chiều rộng.

- Chiều rộng = nửa chu vi – chiều dài.

- Diện tích mặt đáy = chiều dài × chiều rộng.

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao.

- Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

Hướng dẫn giải

+) Hình hộp chữ nhật (1):

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật (1) là:

(3 + 2) × 2 = 10 (m)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (1) là:

10 × 4 = 40 (m2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật (1) là:

3 × 2 = 6 (m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (1) là:

40 + 6 × 2 = 52 (m2)

+) Hình hộp chữ nhật (2):

Nửa chu vi mặt đáy là:

\(\displaystyle 2:2=1\;(m)\)

Chiều rộng mặt đáy của hình hộp chữ nhật (2) là:

\(\displaystyle 1 - {4 \over 5} = {1 \over 5}\;(dm)\)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (2) là:

\(\displaystyle 2 \times {1 \over 3} = {2 \over 3}\;(d{m^2})\)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật (2) là:

\(\displaystyle \displaystyle {1 \over 5} \times {4 \over 5} = \dfrac{4}{25}\;(m^2)\)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (2) là:

\(\displaystyle {2 \over 3} + \dfrac{4}{25} \times 2 = {{74} \over {75}}\;(d{m^2})\)

+) Hình hộp chữ nhật (3):

Nửa chu vi mặt đáy là:

4 : 2 = 2 (cm)

Chiều dài mặt đáy hình hộp chữ nhật (3) là:

2 – 0,6 = 1,4 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (3) là:

4 × 0,5 = 2 (cm2

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật (3) là:

1,4 × 0,6 = 0,84 (cm2

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (3) là:

2 + 0,84 × 2 = 3,68 (cm2

Vậy ta có bảng kết quả như sau: 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM