GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo; những biểu hiện của sự tự giác sáng tạo trong lao động và học tập và ý nghĩa của nó. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

a. Tình huống

Tranh luận các ý kiến khác nhau

- Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động

- Đòi hỏi học sinh có ý thức lao động tự giác là không cần thiết vì nhiệm vụ chính của họ hiện nay là học tập chứ không phải là lao động

- Học sinh cũng phải có ý thức lao động tự giác và có óc sáng tạo

b. Truyện đọc

Ngôi nhà không hoàn hảo

- Thái độ của người thợ mộc :

+ Trước: Tận tụy, tự giác, nghiêm túc => sản phẩm làm ra hoàn thành, mọi người tin tưởng, yêu quý

+ Khi làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết tâm trí, tam trạng mệt mỏi, không khéo léo tinh xảo, xử dụng vật liệu cẩu thả ⇒ sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật

- Hậu quả : Hổ thẹn

- Nguyên nhân: Thiếu tự giác, không có kỷ luật lao động.

=> Trong thời kì chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta không những cần phải chăm chỉ lao động mà còn phải lao động tự giác và sáng tạo. Bởi có như vậy chúng ta mới tìm tòi được cái mới, mới giải quyết được tối ưu mọi vấn đề và mang đến hiệu quả trong quá trình lao động.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.

Ví dụ: Tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, tự giặt quần áo của mình…

- Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

Ví dụ: Dùng máy gặt trong nông nghiệp, sử dụng máy tính để làm việc, dạy học…

b. Biểu hiện

- Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.

- Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.

- Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc

c. Ý nghĩa

- Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.

- Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,

- Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

d. Cách rèn luyện

Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu những biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết?

Gợi ý trả lời

- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo

+ Tự giác học tập, làm bài tập

+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường

+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân

+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm

- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo

+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả

+ Ngại khó, ngại khổ

+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ

+ Thiếu trách nhiệm với bản thân, xã hội, gia đình

Câu 2: Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập?

Gợi ý trả lời

- Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trở thành con người lười biếng, cẩu thả, tùy tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút

Câu 3: Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo?

Gợi ý trả lời

Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

Câu 4: Có quan điểm cho rằng: Chỉ có rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Gợi ý trả lời

Em không đồng ý với quan điểm đó. Vi sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập, lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

Câu 5: Giữa tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời

- Tự giác là điều kiện để con người sáng tạo trong học tập, lao động. Tự giác sẽ giúp chúng ta vui vẻ, nhiệt tình, tự tin, say mê,... để sáng tạo trong lao động, học tập.

- Óc sáng tạo tạo ra những niềm vui, niềm đam mê thúc đẩy con người tự giác hăng hái say lao động, học tập. Sự sáng tạo giúp con người phát hiện, khám phá nhiều cách thức giải quyết công việc, cách thức để vượt qua khó khăn, thử thách trong lao động, học tập,.......

Câu 6: Bạn Bình bị ốm, phải mởi bác sĩ tới khám bệnh. Khám bệnh xong, bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc kèm theo lời dặn một ngày uống thuốc hai lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên sau đó Bình đã uống thuốc 3 lần một ngày, mỗi lẫn uống 2 viên. Hương hỏi tại sao Bình không thuốc theo đơn và lời dặn của bác sĩ. Bình cười: "Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh, uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn."

- Em có đồng ý với Bình hay không? Tại sao?

- Nếu là Hương thì em sẽ nói gì với Bình?

Gợi ý trả lời

Em không đồng ý với Bình. Bởi vì đó không phải là sự sáng tạo mà là sự liều lĩnh, coi thường những chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, việc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong điều trị bệnh tật.

Nếu là Hương, em sẽ giải thích cho Bình hiểu rằng không phải bất cứ việc làm khác đi so với sự chỉ dẫn nào cũng là sáng tạo. Sáng tạo là không ngừng cải tiến để làm ra cái mới nhưng phải mang lại chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo; những biểu hiện của sự tự giác sáng tạo trong lao động và học tập và ý nghĩa của nó. từ đó học sinh biết cách rèn luyện để trở nên tự giác và sáng tạo trong học tập cũng như trong các công việc hằng ngày.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM