Tổng hợp các đề thi môn Nguyên lý kế toán có đáp án - ĐH Ngoại Thương
Nhằm giúp các bạn hoàn thành tốt chương trình thi kết thúc học phần sắp tới, eLib.VN chia sẽ đến các bạn Tổng hợp các đề thi môn Nguyên lý kế toán có đáp án của trường ĐH Ngoại Thương dưới đây. Hy vọng với tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
Câu 1. Những trường hợp nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào sổ kế toán.
A. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất, giá trị hợp đồng 20 triệu đồng/năm.
B. Mua TSCĐ 50 triệu chưa thanh toán.
C. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 2. Trong nội dung của nguyên tắc trọng yếu, câu phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Tất cả các yêu cầu của bất kỳ nguyên tắc kế toán nào cũng có thể bỏ qua nếu không làm ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính.
B. Các dữ kiện và số liệu liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được thông báo cho người sử dụng.
C. Cho phép sự sai sót có thể chấp nhận được khi nó không làm ảnh hưởng đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.
Câu 3. Nội dung của nguyên tắc phù hợp yêu cầu?
A. Tài sản phải được phản ảnh phù hợp với nguồn hình thành tài sản.
B. Chi phí phải được phản ảnh trên báo cáo thu nhập trong kỳ kế toán phù hợp với thu nhập phát sinh ở kỳ kế toán đó.
C. Cả hai yêu cầu trên.
Câu 4. Số dư đầu tháng của các TK (ĐVT: 1.000 đ): TK 111: 3.000 ; TK 214: 4.000 ; TK 411: 66.000 ; TK 152: X (3.600 kg); TK 311: 6.000 ; TK 112: 3.000 ; TK 211: Y. Các số dư còn lại từ loại 1 đến loại 4 có số dư bằng 0. Xác định X và Y. biết rằng tài sản ngắn hạn bằng ½ tài sản cố định.
A. X = 18.000; Y = 52.000
B. X = 16.000; Y = 46.222
C. X = 17.000; Y = 49.111
D. X = 20.000; Y = 57.778
Câu 5. Nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả là 19.000 (Đ.V.T: 1.000 đ) và nguồn vốn chủ sở hữu là 57.000 thì tài sản của doanh nghiệp là:
A. 38.000
B. 76.000
C. 57.000
D. 19.000
Câu 6. Nhóm nào sau đây sử dụng thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ của một doanh nghiệp?
A. Ban lãnh đạo
B. Các chủ nợ
C. Các nhà đầu tư
D. Cơ quan thuế
Câu 7. Tính chất của bảng cân đối kế toán:
A. Sự nhất quán.
B. Sự liên tục.
C. Sự cân bằng.
D. Cả 3 đều sai.
Câu 8. Khoản mục “ Tiền người mua trả trước “ thuộc về:
A. Tài sản ngắn hạn.
B. Nợ phải trả.
C. Nguồn vốn chủ sở hữu.
D. Tất cả đều sai.
Câu 9. Khi xác định tổng giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán thì khoản mục “Hao mòn tài sản cố định”:
A. Được cộng vào.
B. Được trừ đi.
C. Không liên quan.
D. Tất cả đều sai.
Câu 10. Bảng cân đối kế toán ngày 1/1/05 gồm : Tiền mặt 300, nợ người bán 100, người mua nợ 200 và vốn chủ sở hữu. Sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh “vay ngắn hạn ngân hàng để mua hàng hóa 100” thì vốn chủ sở hữu và tổng tài sản sẽ là:
A. 400 và 500
B. 400 và 600
C. 500 và 600
D. 500 và 500
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng cuối cùng của Bảng cân đối kế toán
A. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300.
B. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200.
C. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây làm thay đổi tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán.
A. Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm.
B. Tài sản tăng, tài sản giảm.
C. Hai trường hợp trên.
D. Không có trường hợp nào.
Câu 13. Chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần là:
A. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
B. Giá vốn hàng bán.
C. Chiết khấu thương mại.
D. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Câu 14. Số liệu liên quan đến tài khoản 421 như sau: số dư đầu kỳ (bên có) 300. Trong kỳ kết chuyển lỗ 1.000. Vậy khi lên Bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối cuối kỳ được phản ảnh
A. Ghi bên phần tài sản và ghi số âm 700.
B. Ghi bên phần nguồn vốn và ghi số âm 700.
C. Ghi bên phần tài sản và ghi số dương 700.
Câu 15. Các tài khoản nào sau đây là tài khoản điều chỉnh?
A. TK Hao mòn TSCĐ (214)
B. TK Hàng bán bị trả lại (531)
C. TK Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (129)
D. Các câu trên đều đúng
Câu 16. Việc sử dụng tài khoản 214 là để đảm bảo?
A. Nguyên tắc giá gốc
B. Nguyên tắc thận trọng
C. Nguyên tắc tương xứng
D. Cả a,b, c đều đúng
Câu 17. Khi doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 131 / Có TK 111
B. Nợ TK 141 / Có TK 111
C. Nợ TK 331 / Có TK 111
D. Cả 3 đều sai.
Câu 18. Quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết là:
A. Tổng dư Nợ bằng Tổng dư Có
B. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
Câu 19. Để kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán lập:
A. Bảng cân đối tài khoản
B. Tài khoản cấp 2
C. Các sổ chi tiết
D. Bảng tổng hợp chi tiết
Câu 20. Tài khoản nào là tài khoản trung gian (tạm thời):
A. Phải thu của khách hàng
B. Chi phí quản lý doanh nghiệp
C. Phải trả cho công nhân viên
D. Lợi nhuận chưa phân phối
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Tổng hợp các đề thi môn Nguyên lý kế toán có đáp án - ĐH Ngoại Thương!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý kế toán có đáp án dưới đây.
Tham khảo thêm
- pdf Bài tập định khoản Nguyên lý kế toán có đáp án
- pdf Các dạng bài tập Nguyên lý kế toán có đáp án
- pdf Câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý kế toán theo chương
- pdf Bài tập tự luận môn Nguyên lý kế toán có đáp án
- pdf Hệ thống bài tập ôn thi môn Nguyên lý kế toán có lời giải
- pdf Bài tập Nguyên lý kế toán theo Thông tư 200 có lời giải
- pdf Đề cương ôn tập lý thuyết môn Nguyên lý kế toán có lời giải
- pdf Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý kế toán có đáp án