Những mẹo nhỏ khi học Nguyên lý kế toán căn bản
Môn Nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên kinh tế và sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán. Nó được xem là những lý thuyết sơ khai, làm nền tảng cho các môn học tiếp theo của chuyên ngành. Dưới đây là Những mẹo nhỏ khi học Nguyên lý kế toán căn bản mà eLib chia sẽ đến các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Học thuộc lòng bảng hệ thống kế toán
Tựa như bảng cửu chương mà chúng ta học lúc nhỏ, ở đây bảng hệ thống kế toán là nền tảng để bạn định khoản các dữ liệu. Bài viết xin gợi ý mẹo học dễ nhớ, dễ học và “chống” ngán là hãy học theo đầu tài khoản cùng với đặc trưng của chúng.
STT |
Ký hiệu tài khoản |
Thứ tự |
Ghi chú |
1 |
Tài khoản đầu 0 |
001-007 |
Tài khoản ngoài bảng |
2 |
Tài khoản đầu 1 |
111-171 |
Tài sản ngắn hạn |
3 |
Tài khoản đầu 2 |
211-244 |
Tài sản dài hạn |
4 |
Tài khoản đầu 3 |
311-356 |
Tài khoản nợ phải trả |
5 |
Tài khoản đầu 4 |
411-421 |
Nguồn vốn chủ sở hữu |
6 |
Tài khoản đầu 5 |
511-521 |
Doanh thu |
7 |
Tài khoản đầu 6 |
611-642 |
Chi phí sản xuất, kinh doanh |
8 |
Tài khoản đầu 7 |
711 |
Thu nhập khác |
9 |
Tài khoản đầu 8 |
811-821 |
Chi phí khác |
10 |
Tài khoản đầu 9 |
911 |
Xác định kết quả kinh doanh |
Đặc biệt, bạn cần ghi chú tài khoản đầu (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản đầu (6 và 8) mang tính chất Tài Sản. Nó làm nền cho định khoản có phát sinh bên dưới đây.
Đối với Tài khoản Tài Sản
Khi phát sinh tăng ghi Nợ
Khi phát sinh giảm ghi Có
Ví dụ: Xuất từ tiền mặt 457,894,000đ mua hàng
Định khoản:
Nợ TK 156: 457,894,000đ
Có TK 111: 457,894,000đ
Đối với Tài khoản Nguồn Vốn
Khi phát sinh tăng ghi Có
Khi phát sinh giảm ghi Nợ
Ví dụ: Vay tiền 893,462,000đ trả cho NCC
Định khoản:
Nợ TK 331: 893,462,000đ
Có TK 311: 893,462,000đ
Tập trung vào 4 loại tài khoản chính:
- Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
- Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
Lưu ý riêng 214 và 129 và một số tài khoản đặc biệt khác được hạch toán khác với TK cùng loại
Định khoản tài khoản khi có phát sinh: rắc rối nhưng nhớ nguyên tắc sẽ thông ngay
Theo đó là thứ tự khi định khoản gồm các bước:
- Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
- Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
- Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
- Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
- Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.
Để nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành hoặc bạn cũng có thể làm các bài tập về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản sẽ giúp bạn nhớ rất lâu, vì thực hành luôn là cách tốt nhất để học những điều mới.
Các bước khi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm:
- Xác định các tài khoản tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh
- Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
- Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
- Xác định số tiền cụ thể vào từng tài khoản
Các nguyên tắc định khoản
- Ghi Nợ trước – ghi Có sau
- Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên – Nghiệp vụ giảm ghi 1 bên
- Tổng giá trị ghi Nợ = Tổng giá trị ghi Có
- Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn
- Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
- Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – phát sinh giảm trong kỳ
Thực hành qua những bài tập thiết thực
Một mẹo cuối cùng bài viết xin gợi ý là bạn cần làm thật nhiều bài tập để nhớ cách định khoản cũng như quen với các nghiệp vụ phát sinh.
Nguyên lý kế toán căn bản không chỉ quan trọng với những ai đang là sinh viên mà còn cho kế toán viên đã đi làm. Vì để làm được việc kế toán trong tương lai hay học nâng cao hơn nữa ở những khóa học đặc thù, những kế toán viên cần giỏi môn nguyên lý nền tảng này.
- Các bạn cần nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng, nguyên tắc kế toán: Kế toán, hạch toán, phân biệt hạch toán kế toán với các loại hạch toán khác, hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên cứu là gì? mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán chung.
- Phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, nội dung các yếu tố cơ bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán (học nguyên lý kế toán)
- Nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản. Nắm bắt được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết.
- Nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó. Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản).
- Nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong các quy trình kế toán: mua hàng, sản xuất, bán hàng…
- Nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán.