Việc gì cần phải làm để hạn chế máy giặt xuất hiện mùi hôi, ẩm mốc?

Do tiếp xúc nhiều với nước và quần áo bẩn, máy giặt vốn là môi trường ẩm ướt và có thể sản sinh nhiều nấm mốc, vi khuẩn... Đây cũng là một nguyên nhân khiến máy giặt dễ sản sinh vi khuẩn nấm mốc, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Sau đây eLib sẽ chỉ cho bạn cách giải quyết vấn đề này nhé.

Việc gì cần phải làm để hạn chế máy giặt xuất hiện mùi hôi, ẩm mốc?

Mùi hôi ở máy giặt thường có do nước thải từ máy không thoát ra hết hỏi lồng giặt và ống xả nước. Lượng nước thải và cặn bẩn lưu lại lâu ngày bốc mùi qua ống dẫn và khiến lồng giặt bị nhiễm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, thói quen thường xuyên đóng kín cửa máy giặt sau khi sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm mốc và mùi hôi càng có môi trường phát triển.

1. Ngăn ngừa mùi hôi và nấm mốc

Không nên đóng cừa máy giặt ngay sau khi dùng xong.

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng xà phòng khi giặt máy. Nhưng thực tế, nước giặt (dạng dung dịch giặt tẩy) lại tốt hơn bởi xà phòng thường hay đóng cặn và bị tồn đọng bên trong máy giặt. Vì vậy, nếu có thể, hãy sử dụng nước giặt thay cho xà phòng khi giặt máy.

Sau khi giặt xong, người dùng không nên đóng chặt cửa máy giặt ngay mà nên để hở cửa máy giặt hay cửa khoang chứa xà phòng để máy thông thoáng, tránh hơi ẩm còn đọng lại trong máy giặt, gây hôi, mốc. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên kiểm tra các chi tiết máy để kịp thời làm sạch bụi bẩn ở đó.

Hãy chú ý đến đường ống xả nước sau khi giặt. Nên đặt ống xả dốc và không nên dùng đường xả quá dài để việc thoát nước tốt hơn và tránh bị tồn đọng nước thải trong đường ống lâu ngày dẫn đến các mùi hôi khó chịu.

2. Vệ sinh máy giặt định kỳ

Vệ sinh lồng giặt hay các hộc chứa xà phòng, nước xả định kỳ là một thói quen nên làm.

Nhiều gia đình thường không để ý đến việc vệ sinh máy giặt định kỳ. Thói quen này có thể khiến máy giặt sản sinh nấm mốc gây hại cho sức khỏe gia đình.

Để giữ máy giặt sạch khuẩn và mùi hôi, tốt nhất, định kỳ 1 tuần/lần hãy vệ sinh lồng giặt 1 lần để đảm bảo sạch khuẩn. Việc vệ sinh lồng giặt thực hiện bằng cách cho máy chạy một chu kỳ giặt (không có quần áo). Một lưu ý quan trọng, khi sử dụng xong, nên mở hé cửa sau mỗi lần giặt để cho lòng máy khô, thông thoáng, nhất là đối với máy giặt cửa trên.

Việc vệ sinh định kỳ cũng nên thực hiện với các bộ phận khác chứ không chỉ với lồng giặt, đặc biệt là khoang chứa bột giặt hay ống xả nước.

Nấm và mốc rất dễ phát sinh trong môi trường ẩm ướt của máy giặt. Vì vậy, sau mỗi lần giặt, đừng nên để quần áo trong lồng giặt quá lâu để tránh các chất bẩn có thể quay trở lại.

3. Xử lý dứt điểm mùi hôi, nấm mốc

Dấm trắng hay nước chanh cũng có thể loại bỏ mùi hôi và nấm mốc ở máy giặt.

Khi máy giặt có mùi hôi và nấm mốc, việc xử lý không khó như nhiều người tưởng tượng. Thực tế, từ những vật liệu quen thuộc trong bếp như chanh, dấm trắng, muối nở banking soda, máy giặt có thể sạch mùi hôi và sáng bóng trở lại.

Để diệt sạch mùi mốc meo trong máy giặt, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy (mua sẵn) hoặc pha một hỗn hợp gồm dấm, muối hoặc muối nở (baking soda nếu có). Sau đó khởi động một chu trình giặt (nhưng không có quần áo) để tẩy sạch các vết bẩn còn lại trong lồng giặt.

Các máy giặt cửa trên và máy giặt cửa trước, sẽ có những vị trí dễ xuất hiện mốc khác nhau. Vì thế, người dùng cũng phải xử ký theo những cách khác nhau.

Đối với máy giặt cửa trước, vệ sinh mép cao su viền quanh khung cửa từ trong ra ngoài. Đối với máy giặt cửa trên, người dùng cần cọ sạch các cặn bẩn trong khoang chứa xà phòng cùng với ngăn chứa nước giặt mềm. Sau đó, lại thực hiện thao tác giặt vệ sinh lồng giặt với nước nóng (nếu có) với dấm trắng hoặc chất tẩy rửa dạng nhẹ.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM